TIÊU ĐIỂM CỦA ĐẠO ĐỨC CƠ ĐỐC

Ghi nhanh

TIÊU ĐIỂM CỦA ĐẠO ĐỨC CƠ ĐỐC

Cơ-đốc Giáo Dục “Lang Thang”?

Hội thánh Chúa chung tại Việt Nam trong những năm gần đây.  Các giáo hệ đang ra sức mở trường thần học và trường Kinh thánh nhiều như “nấm.” Đủ các lớp học, từ xa, tại chỗ và tại lớp…Qua một thời gian quan sát thăm dò có những điều mà chưa có câu trả lời thỏa đáng như sau:


Một số Trường Thần Học(TH) hiện nay chưa có giáo trình chính thức cho bài luận án tốt nghiệp và bài luận văn tốt nghiệp chưa có sự hướng dẫn cụ thể rõ ràng.  Một sinh viên học từ lớp Cử Nhân đến lớp Cao Học cho biết chưa có lần nào Gíao sư của trường dạy về phương cách viết tiểu luận và khi hỏi thăm về cách viết thì mỗi vị giáo sư chỉ nói sơ sơ và mỗi vị nói cách khác nhau(sau này mới biết chính các vị ấy cũng chẳng biết gì cả chỉ nhờ người khác, hoặc thuê viết luận án và có vị chưa từng viết?).

Thực trạng này chắc chắn sẽ không thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.  Khi nền Giáo dục Cơ-đốc thật sự được quan tâm.

Ngoài ra Trường TH không có đội ngũ giáo viên hiểu biết “văn phạm”(miễn là mục sư là cứ dạy thôi và F-1; dạy F tiếp theo), những vị này họ không có một chứng từ của một trường học nào, chỉ có các buổi học ngoại khóa”họ nói rằng: mấy ông môn đồ Chúa Jesus ngày xưa có học hành gì đâu mà vẫn là sứ đồ đàng hoàng, ông sứ đồ Phi-e-rơ giảng có mấy phút(theo bản văn Kinh-thánh có mấy mươi câu)mà 3.000 người tin Chúa rồi! Họ tin Chúa có 3 năm thôi là” giảng cừ khôi rồi”.  Điều quan trọng là thấu đáo Thánh-linh và được Ngài xức dầu là đủ rồi!”???  

“Các vị sứ đồ không học thì làm sao mà viết chữ vậy?” Rồi làm sao đọc Kinh-thánh vậy? Hoặc Kinh-thánh che dấu về con đường học vấn của họ chăng?

So với sự tiến bộ của xã hội bên ngoài thì các giáo viên cần phải có khả năng(ơn) sư phạm mới thích ứng và đáp ứng cho công tác giáo dục. 
-Có học viên tâm sự ” ông thầy ấy đọc chữ còn sai, tìm một sách tiên tri, địa chỉ câu chuyện trong Kinh-thánh không ra mà sao lại được dạy?”
-Còn một học viên khác nói rằng:” Thầy “A”, chưa tráng lớp ba mà bây giờ thầy dạy Cao đẳng?”…
Còn lắm việc ẩn náu của giáo viên bị che dấu không nói nên lời. Thật đúng là “sư đã phạm”thật rồi! Các thầy, cô sử dụng tài liệu của các trường khác rồi sử dụng cho lớp học mình và sử dụng sách bồi linh để dạy...  Điều này biểu lộ ở đây cũng khá khôn ngoan, khỏi nhọc công biên soạn; khi dạy thì cảm động chỗ nào thì dạy chỗ đó, xức dầu nơi đâu thì dầu chảy nơi đó…Thầy dạy một nơi cho bài tập thi một nẽo???!

Người ký văn bằng.  Cũng đơn giản miễn là ”mục sư sếp” thì cứ ký ”dù trong dù đụt ao nhà vẫn hơn-sếp ký vẫn tốt” hoặc nhờ mục sư nước ngoài ký miễn là không phải ký chữ ta mà Tây, Tàu, Mỹ là được rồi.  Những nơi đây vẫn phát triển tốt, thế mới tài chứ! Học viên tốt nghiệp rồi, được hỏi thăm thì trả lời”em chẳng biết gì hết trơn hết trọi.”

Vậy thì, (tại những nơi ấy chưa đúng với lời tiên tri Daniel) ” học thức sẽ được thêm lên,” chỉ có lớp học thêm lên, chỉ có bằng cấp phát nhiều và trường học thêm lên, nhưng sự học thức chưa thêm lên. Trong quá khứ, các vị Gíao sư-học viên thật sự có “ơn Chúa ban” vì sau khi ra trường họ giảng khiến nhiều người”cháy” đỏ đôi mắt.  Thánh đường xây dựng khắp nơi, nhưng tới nay so với dân số Việt Nam thì tín hữu quá thấp! Qua đó cho thấy việc thầy giảng dạy như thế nào thì kết quả về sau vài năm là bằng chứng đã cho thấy.

Ngành giáo dục Cơ-đốc của Hội thánh Chúa khắp nơi nhất là tại Việt Nam cứ rầm rộ đua nở như hối thúc một điều gì đó đang sắp xảy ra. “…Nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học thức sẽ được thêm lên.”(Daniel 12:4b). Một lần nữa, Hội thánh Chúa trên mọi nơi trong và ngoài nước cần chú ý, với tấm lòng hết sức quan tâm và đầy tâm huyết của mình cho công cuộc chấn hưng nền giáo dục . Nhiều buổi bồi linh (giáo dục “ngoài luồng-ngoại khóa”  khiến tín hữu “nhức đầu, không biết đâu mà rờ đây.” Cũng một phần Kinh thánh đó nhưng mỗi vị thầy giảng dạy khác nhau, thầy giảng “nội địa” hoặc hải ngoại mỗi người một ý).

Cũng vậy, mỗi Trường Thần Học, hoặc những lớp học Kinh thánh (Trường Chúa Nhật, Giáo Lý Báp Têm, những khóa huấn luyện nhân sự.v.v.) của mỗi Hệ giáo cũng dạy khác trong cách hành đạo, đối nhân xử thế theo quan điểm thần học riêng của giáo hệ (tuy vẫn chung một vài điều căn bản nào đó gọi là  trọng tâm của nền tảng đức tin như tín lý, giáo lý.v.v.) Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nền tảng của lời Kinh thánh và chất lượng giáo dục của từng Hệ giáo.  Đó là nguyên căn sâu xa của rất nhiều vấn đề nảy sinh trong thực trạng giáo dục Cơ-đốc hiện nay: việc dạy học tràn lan, chất lượng thầy giảng dạy kém, đạo đức của giáo viên còn khiêm tốn…Chạy đua bằng cấp còn học lực thì suy giảm. Chất lượng đội ngũ giảng dạy(con người, giáo trình, lớp.v.v.) Các Hệ giáo cần chú ý những vị thầy, họ đã có kinh nghiệm từng trãi về lời Kinh thánh trong đời sống mình?  Đào tạo-xây dựng một đội ngũ thầy giảng dạy có chất lượng/ơn tứ thật sự từ Thánh Linh? – những người nầy có chuyên tâm với Cơ-đốc giáo dục dựa vào Thánh Kinh? 

Các Hệ giáo khi mở trường/lớp, đã thờ ơ việc chọn thầy giảng dạy quên đi sự khảo sát chặt chẽ và quá trình làm việc của họ?, Nhất là thường xuyên lắng nghe sự góp ý của học viên về chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, xây dựng “khung”môn dạy tương ứng với trình độ đào tạo của thầy dạy để kích hoạt họ. Từ đây, các hệ giáo mở lớp học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục Cơ-đốc. Thiết nghĩ, đây là sự quan tâm đúng đắn đào tạo thế hệ sau không sai lạc ý tưởng của Thiên Chúa qua Kinh thánh, một ý kiến trên hợp lí cho giáo dục Cơ-đốc hiện nay không? Việc giáo dục Cơ-đốc của Hội thánh Chúa chung hiện nay đã có hướng đi quá”tự do” so với khung mẫu của việc giáo dục trong lịch sử Thánh Kinh. Xâm nhập nhiều ý tưởng bên ngoài Kinh thánh “thầy giảng dạy(tiên tri) thời sau rốt” quá nhiều.

Việc chấn hưng Cơ-đốc giáo dục Hội thánh Chúa là hết sức cần thiết nhằm sản sinh những thế hệ Cơ-đốc nhân mới trong Christ phù hợp với công cuộc truyền rao Phúc âm trong thời kỳ cuối cùng. Để làm được việc này các Hệ giáo cần chú tâm triển khai nhiều nội dung, công việc một cách hiệp nhất không xa rời Kinh thánh.  Giảm thiểu giáo điều, những người có trách nhiệm trong nền giáo dục đã có bao giờ tự đánh giá khả năng của mình liệu còn phù hợp để đảm nhiệm công tác này không? Thầy giảng dạy có thường cập nhật ý muốn Chúa bằng sự cầu nguyện, thêm sự học hỏi Kinh thánh liên tục để có thể chuyển tải tới người học những điều giá trị từ Thánh Kinh là quan trọng, hay hơn và hiệu quả hơn không?  Hay là có những lý thuyết trên bục dạy suông mà không hề có kinh nghiệm thuộc linh nào trong đời sống? Người có thẩm quyền nên thường xuyên có những khóa bồi dưỡng mục vụ dạy và kiểm tra chất lượng, khả năng và kinh nghiệm thuộc linh. Cuối cùng là việc kiểm tra học tập của học viên. Khuyến khích học sinh tự nghiên cứu, thường xuyên đọc sách, thảo luận theo nhóm để trao đổi tìm giải quyết vấn đề, lúc này chính giáo viên đóng vai trò cố vấn và hướng dẫn.

Với bối cảnh chung của các Hệ giáo đã và đang đi vào chiều hướng  giáo dục Cơ-đốc “phồn thịnh-phức tạp”, ảnh hưởng của các Hệ giáo lớn, có sức mạnh, uy thế, lâu năm và việc giáo dục Cơ-đốc có một hệ thống-thống nhất rất cần thiết để xoa dịu các “xung đột ngấm ngầm” từ quá khứ vẫn tồn đọng trong lòng các giới tăng lữ lãnh đạo và khiến tín đồ tạo nên những bức tường vô hình để chỉ trích nhau.  Tuy không công khai nhưng tận sâu trong lòng luôn phê phán, thậm chí lên án “nó là tà giáo.”

Khi vai trò của các Hệ giáo có bề thế tạo nền móng sâu xa trong xã hội được phục hưng, ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc kỷ cương, sắc lệnh và những lệ luật ra đời khống chế tín hữu và các “quan sư cấp dưới” phải thuận phục.  Tín hữu, ai ai cũng tôn kinh các “vua chúa” trong ban lãnh đạo, nhưng khi bất hòa thì vô số những thông tin bất ngờ nóng hổi, gây ra tình trạng trả thù, báo oán tinh vi hơn người bên ngoài đạo giáo - một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những người đang phục vụ nhất là giới tín hữu,“không biết sư nào thật thầy nào giả - Hệ nào đúng hệ nào sai?”. Bởi mỗi một hệ giáo thì có một nền giáo dục Cơ-đốc khác nhau, chồng chéo và đôi khi nghịch lại.  Với niềm tin căn bản những tín lý sơ đẳng mang tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín đồ, nhưng trong thật tế tín hữu thấy những sinh hoạt sống hằng ngày thì đối lập lại những gì trong sự dạy dỗ dỗ từ giới thầy và sư. Khiến một số tín đồ đang hoang mang!  Làm sao có thể tạo ra được trạng thái tâm lý hài hoà, theo tình thần bao dung của lẽ thật- chân lý khi giảng dạy.

Đúng ra, các sư chủ của những Hệ giáo đóng vai trò trung gian để giải tỏ được các trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các Hội thánh Chúa chung. Vai trò này rất quan trọng trong những bước đối thoại, khi giáo quyền hình thành muốn giữ thể diện của phía đương quyền, cá nhân có quyền.

Với bản chất “xác thịt” của Hội thánh Chúa chung đang dung chứa quá nhiều yếu tố mâu thuẫn với nhiều lý luận bảo vệ cho mình là đúng còn Hệ giáo của những nhóm Tin Lành khác đang sinh hoạt là sai” tà giáo”, viễn ảnh xảy ra các biến động trong nền giáo dục Cơ-đốc, một bức tường càng dầy, càng lớn... mỗi ngày gia tăng một nhiều và nặng nề hơn. Nếu như các Hệ giáo không ngồi chung với nhau tại thế được thì làm sao có thể sống đời đời tại một nơi gọi là vĩnh hằng?(đây là một sự giả dối. lừa gạt và khốn nạn nhất) không được điều chỉnh nhanh chóng hoặc thay đổi một cách chân thật, thì biến động và cơ hội cho “tà giáo”chắc chắn sẽ bộc phát.

Khi nào vai trò của các Hệ giáo bình đẳng, tôn trọng, hiệp nhất về giáo dục Cơ-đốc và truyền giáo thực sự thì lúc ấy Hội thánh Chúa mới được Thánh linh thăm viếng và điều mong ước được phấn hưng chắc chắn sẽ xảy ra.  Tín hữu thật sự an lành, phước hạnh thê xác và tâm linh.

CHÚA JESUS, ĐẤNG GƯƠNG MẪU  ( Giă 13:15).

Trong những năm thi hành mục vụ Chúa Jesus bày tỏ chương trình Cứu-rỗi nhân loại của Thiên ý định, Ngài luôn luôn quan tâm đến những linh hồn lạc mất của nhà Israel (Mat 10:6,15:24) nói riêng và nói chung là những tội nhân trong vòng dân ngoại(Mat 12:18;Congv 9:15,22:21,26:17;Rom 1:15,3:29, 15:16,16:4)đã sai lạc nơi trần thế.  Cả hai sẽ trở nên một trong Hội thánh Ngài(Rom 9:24,11:25; Gal 2:8; Eph 3:6).

Bối cảnh lúc bấy giờ Do thái giáo là tôn giáo đang lầm lạc dạy dỗ có xui hướng theo dòng chảy làm theo công đức, họ mang gánh nặng về luật lệ và tôn giáo nầy khiến người dân Israel hành đạo mang màu sắc giả hình trong đạo đức(Mat 6:2,5,16,7:5, 23:13,15,25,27-29; Mác 7:6; Luca 6:24,13:15).  Chẳng những như vậy giới giáo quyền còn răn đe trong việc huấn thị theo lối mòn cũ kỹ và ấu trĩ của họ(ITim 4:2). Tàn nhẫn nhất là họ sẵn sàng ném đá khi ai đó phạm luật. Chúa Jesus đã chỉ trích vô số những sự sai lạc bởi”nghe mà chẳng hiểu-học mà chẳng hành”(Mat 13:13-14,19).  Ngài thẳng thằng phê phán và nêu ra một lẽ thật về một Tin Mừng lớn cho muôn dân và lối sống đạo đức cũ bị loại trừ(Mat 9:1617; Rom 7:6; 2Cor 5:17; Heb 8:13), cùng với đó là các lời công bố lối sống mới được thiết lập trên giao ước mới bằng chính huyết của Ngài (1Cor 11:25; 2Cor 3:6; Heb 9:15,12:24)ấn chứng trong Thánh Linh(Eph 1:13,4:30).  Điều nầy được sứ đồ Phaolo tuyên bố sự cứu rỗi hoàn toàn theo ân điển và đức tin là sự ban cho đến bởi Đức Chúa Trời(Eph 2:8-9). Trong khi con người luôn mang nặng tôi phải làm gì đó để được cứu rỗi hoặc lập nhiều công đức để bình an và tín hữu phải cố gắn nỗ lực(Rom 3:20,28).  Tuy rằng, tín hữu vẫn biết” không ai làm điều lành, không một người công chính trên đất và chẳng có ai tìm kiếm Đức Chúa Trời.” (Thi 14:1,3, 36:3,52:3,53:1,3; Rom 3:12). Chỉ duy nhất bởi quyền năng Thánh Linh Đức Chúa Trời cảm động(Ne 9:20) và tự Ngài vận hành trên mỗi cuộc đời người tín hữu thì mới khai sáng được tâm trí con người đồng thời sẽ mang lại kết quả cho một đời sống đạo để tín nhân Cơ-đốc phất triển(Giă 3:5,Congv 1:8, Rom 8:26; 1Cor 2:11-14,12:3-9,11; Gal 5:22; Eph 3:5; Tit 3:5;1Giă 3:24).

Nêu gương về đời sống đạo(Heb 5:8; Rom 14:19,15:2) là một trong những mục vụ góp phần phát huy tác dụng cho một đời sống mới trong Christ, theo chuẩn mực đạo đức Cơ-đốc của Ngài, là sử dụng những hình mẫu đạo đức được thể hiện cụ thể qua những câu chuyện ngụ ngôn, trực quan sinh động trong hiện thực qua nhiều sự diệu kỳ xảy ra nhằm tác động có mục đích về sự cứu chuộc trong quyền năng, cùng với thẩm quyền, hệ thống nền tảng đức tin đến ý thức tình cảm đạo đức sâu đặm của tín hữu đối với nhau trong cộng đồng và sự ban cho Thánh Linh để thôi thúc tín hữu học tập: nghe, (thấy, hiểu, biết) và làm theo (đúng y như lời đã nghe). Tuy nhiên, đạo đức Cơ-đốc không phải ai muốn thực hành theo là được nếu không bởi ý muốn Đức Chúa Trời trong năng lực Chúa Thánh Linh và sự xưng công chính bởi huyết của Chúa Jesus Christ bao phủ thì mọi cố gắn nỗ lực hành đạo của con người điều vô ích. Cho dù đạo đức Cơ-đốc không phải mới được đưa ra và áp dụng đối với con dân Thiên Chúa.  

Lãnh Đạo.(2Phi 1:5-6, Mat 17:27)

Chính Chúa Jesus đã thể hiện bằng chính đời sống (Heb 5:8;1Phi 2:21,5:3), “lời nói và việc làm.” Có một câu nói của người đời xưa:“Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là, trước hết phải giáo dục qua sự thể hiện chính đời sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói), và trong các tác phẩm của quyển Kinh thánh đều nêu cao lý tưởng: “Vua sáng, tôi hiền”(Rom 11:36, 15:7; 1Cor 10:31; 2Cor 4:15; Gal 1:5; Eph 1:6,12,14,17; Khải 4:11, 5:13,19:1).(nghĩa là nêu mọi sự đều phải qui vinh hiển về cho Đức Chúa Trời và những tín nhân như là các tôi tớ biết vâng phục trọn vẹn theo thánh ý Ngài).

Những người thi hành mục vụ của mình khi đứng vào vị trí lãnh đạo trong dân sự họ đang có xui hướng muốn tạo ra sự đồng thuận, quy tụ và tập hợp sức mạnh của hội chúng những đều đáng trách tại đây là chỉ giả hình theo màu sắc tôn giáo trống rỗng hay khếch trương, phóng đại tôn mình là sư và buộc dân sự phải trọng đạo. Sự qui nạp này để tạo thêm uy tín đạo đức và đưa bản thân mình đến đỉnh cao của vinh quang. Yếu tố luật lệ lại được đặt lên hàng đầu, trở thành chuẩn mực trong điều chỉnh hành vi đạo đức của con người, vì thế tìm kiếm đời sống nêu gương về đạo đức Cơ-đốc dường như không có. Kinh thánh tuyên bố:” Dẫu muốn tìm một người cũng không.” Điều đó cũng đồng nghĩa, luôn đề cao thành quả cá nhân và coi trọng giáo điều trong việc xây dựng Hội thánh và giáo dục tín hữu cũng như trong quản lý xã hội. Trong khi đó, Kinh thánh luôn lên án cảnh cáo những nguy cơ cho “những ai tự tôn mình lên sẽ bị hạ xuống”(Mat 23:12;Lu 14:11,18:14) Nói theo cách bên ngoài xã hội là “bọn lãnh đạo vô lại hay bọn tham lam hách dịch sớm muộn cũng đều bị tiêu diệt bởi sự công chính của Thiên Chúa.” Do vậy, có thể nói, nêu gương về đời sống đạo đức Cơ-đốc chính là thể hiện nét văn hóa của Thánh Kinh có một đặc thù cao trọng, bày tỏ ảnh tượng Thiên Chúa. “Muốn biết Chúa như thế nào thì hãy nhìn vào đời sống của tôi tớ Ngài.”(Mat 7:16-20,12:3)

Lãnh đạo đúng nghĩa là biết học hỏi lịch sử Kinh thánh dựa vào văn hóa Kinh thánh(Phục 4:32, 5:1;1Sam 5:7-8;Thi 119:7,71,73;Châm 1:5, 16:23,Esai 1:17,26:9), để chính mình khôn ngoan biết sống theo lối sống theo văn hóa Cơ-đốc(Daniel 1:17; Giă 6:45; Congv 7:22) và sẽ đượcThánh Linh chỉ dẫn bày tỏ cho phương thức giáo dục độc đáo(Esai 50:4;Congv 18:25; Phil 4:9).“con chó sống hơn sư tử chết.”(Truyền 7:4). Trong cộng đồng tín nhân Cơ-đốc, nhất các vị lãnh đạo Hội thánh Chúa được thừa kế một di sản văn hóa không bao giờ lạc hậu “ vì trời đất sẽ qua đi nhưng Lời Chúa sẽ bao giờ thay đổi cho dù một chấm đến một nét”(Mat 5:18). Bởi điều ấy, dân sự sẽ phát triển và nâng lên tầm cao mới trong Đấng Christ, đồng thời Thánh Linh vận hành khiến cho trong mọi sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giáo dục đạo đức Cơ-đốc cho các tầng lớp trong hội chúng, nhất là đối với đội ngũ: Hội đồng Trưởng lão, ban chấp sự và nhân sự... Nếu không thế hệ sau sẽ là một thảm họa khó lường (1Sam 8:3,5; 2Các 16:3,17:15, 23:32,37,24:9,19) ảnh hưởng đến mọi người, mọi dân chung quanh(Exe 5:15; Rom 16:17) và gặt lấy hậu quả(Mat 13:41, 16:23).

Rõ ràng, nêu gương sống đạo, đạo đức Cơ-đốc là một nhu cầu(1Cor 8:1, 10:23, 1Tes 1:7;2Tes 3:9, 1Tim 1:16,4:12; Tit 2:7), thể hiện niềm tin căn bản, đồng thời là phương pháp chứng đạo hết sức độc đáo và hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức Cơ-đốc. Trong mục vụ của Chúa Jesus, Ngài truyền dạy những căn bản cụ thể về đạo đức Cơ-đốc liên quan đến sự kết thúc của một cuộc đời con người để nhận lấy sự đời đời của tương lai về đời sau hoàn hảo-trong sự sống vĩnh hằng. Văn hóa Kinh thánh của Thiên Chúa phát họa hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành một di sản vô giá đối với mọi từng lớp trong cộng đồng Cơ-đốc giáo.

Gia Đình

Sự nêu gương đạo đức Cơ-đốc của gia đình. Bên ngoài xã hội con người vẫn có rất nhiều tấm gương về đạo đức trọng tâm vào những người quản lý xã hội, những bậc vĩ nhân, quân tử…Trong cộng đồng Cơ-đốc, mỗi tín hữu ai cũng có sự tự chủ(Gal 4:31), đồng thời là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, mỗi tín hữu Cơ-đốc cũng có thể và cần phải luôn nêu gương sáng về đạo đức Cơ-đốc. Theo đó, gia đình là một thành viên rất quan trọng cho sự phát triển Hội thánh, cha mẹ cần là tấm gương Cơ-đốc cho con cái, anh chị là tấm gương đối với các em. Cũng vậy, mỗi người là một thành viên có quyền trong trách nhiệm nêu gương cho những người khác… Nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn”trung tín trong việc nhỏ trước nhất…”; trong lối sống và cách ứng xử; trong lời nói việc làm, nói phải đi đôi với làm,”lời nói nêm thêm muối..có ân hậu…”. Trong việc nêu gương, Cơ-đốc nhân có ba mối liên quan: bày tỏ về Đức Chúa Trời, về chính mình và về những người chung quanh. Kinh thánh cho biết “nhìn cây biết trái-nhìn vào việc làm để biết con người(Mat 7:16-20,12:33).” “hoa nào thì hương nấy.” Hoặc “thầy thế nào thì trò sẽ thế ấy.” 

Hiện nay vẫn có không ít bậc cha mẹ quan niệm đơn giản rằng, chỉ cần đảm bảo cho con cái mình những điều kiện vật chất đầy đủ và lựa chọn những ngôi trường uy tín để học tập là sẽ được tô luyện trưởng thành về mọi mặt. Nhưng xem nhẹ, thậm chí bỏ quên việc giáo dục theo Kinh thánh, có khi coi thường hơn những sự huấn giáo bên ngoài. Trái lại, thực tiễn đã chứng minh, sự giáo dục theo Kinh thánh chu đáo của gia đình(Phục 6:7-8;1Các 2:3;Châm 13:14) nhất là bằng những tấm gương đạo đức của chính những người thân có vai trò to lớn đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của những thành viên trong nhà. Bởi lẽ, đây là công việc rất quan trọng nhằm tạo nền tảng đức tin Cơ-đốc vững chắc, tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội; Nhất là Hội thánh, bởi gia đình là “quan thể trong chi thể của thân thể Đấng Christ”, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục lối sống và hình thành nhân cách Cơ-đốc cho mỗi người tín nhân ngay từ buổi còn thơ cho đến khi trở về già vẫn không sai lạc(Châm 22:6). Gia đình đầm ấm, phước hạnh thì Hội thánh làm sáng danh Chúa. Nói cách khác, “quan thể của Hội thánh” có khỏe mạnh(IIIGia 1:2), có tầm thước vóc giạc hay không là tùy thuộc vào từng (quan thể) gia đình. Để phát huy vai trò nêu gương của gia đình trong việc giáo dục đạo đức Kinh thánh cho mọi thành viên, đòi hỏi mỗi thành viên trong mỗi gia đình phải là những tấm gương sống đạo mẫu mực theo Kinh thánh(2Tim 3:15)P. Trong thật tế đó, ông bà cần làm gương cho con cháu, cha mẹ làm gương cho con cái, anh chị làm gương cho các em; đồng thời, cần sử dụng những tấm gương tiêu biểu trong Kinh thánh của các tiền nhân về đời sống đạo, của các thành viên trong gia đình và dòng họ qua các thế hệ để giáo dục con cháu…

Mỗi gia đình phải thực sự là một “tổ ấm giáo dục” để mỗi người thành viên cùng được lớn lên trong tình cảm chân thành tốt đẹp, với tràn đầy tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của những người thân(2Tim 5:8). Mặt khác, chính những tấm gương đạo đức Cơ-đốc của người lớn sẽ có tác dụng kích thích sự tự giáo dục và rèn luyện của lớp trẻ. Sự thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục làm cho giáo dục của gia đình có ý nghĩa sâu sắc đối với sự hình thành và củng cố tình cảm đạo đức cho mỗi con người(1Tim 5:4).

Hội Thánh

Sự tiếp tục của giáo dục từ gia đình, giáo dục đạo đức trong Hội thánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành ý thức và nhân cách đạo đức Cơ-đốc của tìn hữu. Hội thánh là nơi định hướng tín hữu phát triển toàn diện, không những trang bị về mặt kiến thức hiểu biết Kinh thánh, mà còn giáo dục cả về sống đạo, lối sống; tạo môi trường lý tưởng cho tín hữu hình thành và phát triển nhân cách đạo đức Cơ-đốc(Tit 3:14). Giáo dục Cơ-đốc trong môi trường của Hội thánh là giáo dục theo nền tang từ trong Thánh kinh, có hệ thống và có sự kết hợp phong phú; do đó đây là sự bổ sung hết sức cần thiết cho việc giáo dục đạo đức trong gia đình và Hội thánh. Tuy vậy, để giáo dục đạo đức Cơ-đốc Hội thánh thực sự có chất lượng và hiệu quả, ngoài việc bảo đảm sự hài hòa cân đối về nội dung, thời gian… cần đặc biệt coi trọng sự nêu gương về đạo đức của chính đội ngũ giảng viên/mục sư. Uy tín, sức thuyết phục của người giảng viên trước hết phải thể hiện bằng trình độ tri thức toàn diện, uyên bác; đồng thời là lòng kinh mến Chúa - tình cảm yêu người; là sự mẫu mực trong lối sống Cơ-đốc, gần gũi với tín hữu hoặc người học, v.v. Do vậy, đội ngũ mục sư là giảng viên trong Hội thánh cần thường xuyên thức tĩnh và cầu nguyện cho phẩm chất đạo đức Cơ-đốc, năng lực sư phạm và mục vụ giảng dạy; để cho tín hữu học tập và noi theo. Thực sự tấm gương mẫu mực về nhân cách đạo đức chỉ duy nhất là Chúa Jesus và con người thì luôn luôn bất toàn.  Do vậy, hãy xin Thiên Chúa Thánh Linh để có sự khôn ngoan thông sáng. 

Cùng với giáo dục trong gia đình và Hội thánh là sự tiếp tục quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức cho tín hữu. Hội thánh là cộng tác viên chính thức của gia đình là môi trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều tín hữu được nghe-thấy; đồng thời, đây còn là nơi sẽ giúp thêm kinh nghiệm đức tin và sự thử thách bản lĩnh Cơ-đốc, ý chí và năng lực thực hiện nhu cầu đạo đức của từng cá nhân tín hữu. Do vậy, để giáo dục đạo đức cho tất cả mọi thành viên, cần phát huy vai trò của môi trường đời sống đạo; trong đó cần hệ thống Kinh thánh với các giá trị lẽ thật-chân lý, chuẩn mực sống đạo và tự chủ rèn luyện tín hữu theo những chuẩn mực Kinh thánh. Mặt khác, cần cầu nguyện luôn luôn, cho việc xây dựng - phát triển cũng không quên với việc chống trả - bài bác; trong đó cần nhịn nhục, khiêm nhường khắc phục những yều điểm trong sự thêm sức từ Chúa và từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tà giáo xuất hiện trong Hội thánh đã và đang có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ - lôi cuốn, trực tiếp đến lẽ thật khiến tín hữu hoang mang như hiện nay, như: chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu tham lam, sùng bái đồng tiền, sự thoái hóa, biến chất về đạo đức Cơ-đốc, về lối sống cũ vẫn còn tồn tại ở những tín hữu khác, thói hư tật xấu, lối sống xa rời Kinh thánh, lầm lạc theo thần tượng, trái với chuẩn mực đạo đức Cơ-đốc.

Sự kết hợp chặt chẽ và linh hoạt giữa gia đình và Hội thánh trong việc giáo dục đạo đức Cơ-đốc cho từng thành viên. Sự hợp thành sự thống nhất được định hướng rõ ràng để việc giáo dục tạo ra hợp lực cùng một hướng hành đạo, tránh phân sự chia rẽ hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau.

Một minh họa.

Vài Nét Văn Hóa Đạo Đức Của Người Hàn Quốc

Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam do cùng nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc đã đặt dấu ấn độc đáo của mình lên phần văn hóa vay mượn làm cho chúng trở nên khác biệt so với văn hóa gốc. Xứ sở nầy có 51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo: 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo: 38% theo Tin lành và 10% theo Công giáo(ngày nay Cơ-đốc giáo đang đà phát triển hơn số liệu nầy), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác. Trong vài thập niên vừa qua, thế giới chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc. Theo thống kê năm 2007 của chính phủ Hoa Kỳ,(CIA Factbook) gần một phần ba (26,3%) dân số Hàn Quốc xưng nhận đức tin Cơ Đốc. Các giáo hội thuộc cộng đồng Cải Chánh (Protestant) như Trưởng Lão, Phong trào Ngũ Tuần, và Giám Lý chiếm khoảng 19,7% dân số, trong khi số giáo dân Công giáo là khoảng 6,6%, mặc dù những nguồn dữ liệu khác ấn định con số tín hữu Cơ Đốc ở tỷ lệ cao hơn, đến 49%. ( HRW WORD ATLAS).

Đức tin người Cơ-đốc Cải Chánh được truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 bởi hai nhà truyền giáo người Mỹ: Henry Apenzeller thuộc Giáo hội Giám Lý  Horace Underwood thuộc Giáo hội Trưởng Lão (Colin Whittaker, Korea Miracle, Eastbourne, 1988, p. 133.).  Đặc biệt quan tâm đến công tác phổ biến Kinh Thánh (đã được dịch sang tiếng Hangul từ năm 1881 đến năm 1887 bởi Mục sư John Ross, một nhà truyền giáo người Tô Cách Lan tại Mãn Châu) những nhà tiên phong Cải Chánh thiết lập các cơ sở giáo dục tại Hàn Quốc.(Andrew C. Nah, A Panorama of 5000 Years: Korean History,Seoul, 1983, p. 81.). Trường Paejae dành cho nam sinh thuộc Giáo hội Trưởng Lão thành lập năm 1885, còn Giáo hội Giám Lý mở trường Ehwa - nay là Đại học Phụ nữ Ehwa - dành cho nữ sinh vào năm kế tiếp. Cùng với nhiều ngôi trường khác được thành lập sau đó, hai cơ sở giáo dục này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng mau chóng của đức tin Cải Chánh trong vòng đại chúng, đến đúng thời điểm đã giúp đức tin Cải Chánh vượt qua Công giáo để trở nên tiếng nói lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc. Cũng trong giai đoạn này số lượng phụ nữ biết chữ tăng cao, trước đó họ không được hưởng được gì từ hệ thống giáo dục của đất nước (Cho, Kwang (August 1984). "The Meaning of Catholicism in Korean History". Korea Journal 24 (8): pp. 14–27. ISSN 0023-3900.).

Bởi ơn Thiên Chúa thương xót người Nam Hàn, cho thấy sự ảnh hưởng ban đầu của sự kiện văn hóa Cơ Đốc giáo đã đem đến Hàn Quốc một nền giáo dục hiện đại đã được đề cập ở trên. Một thực tế tiến trình phát triển chữ viết Hangul qua công tác truyền bá văn chương Cơ Đốc và qua mạng lưới trường học được thành lập bởi các Hội Truyền Giáo đã giúp nâng cao mặt bằng văn chương của đất nước. Chữ Hangul, dù được phát kiến từ năm 1446 bởi những học giả trong triều Vua Sejong (Thế Tông), trong suốt vài thế kỷ vẫn không được quan tâm vì cớ ưu thế văn hoá vượt trội của chữ Hán. Đối với Cơ-đốc giáo trong thời điểm nầy, Thiên Chúa sử dụng Giáo hội Công giáo là tổ chức đầu tiên chính thức công nhận giá trị chữ Hangul. Giám mục Berneux (tử đạo năm 1866) yêu cầu tất cả trẻ em Công giáo cần được học để biết đọc loại chữ này. Đồng thời các hệ giáo Tin Lành Cải Chánh cũng đòi hỏi tín hữu phải biết đọc chữ Hangul như là điều kiện tiên quyết để được dự thánh lễ Tiệc Thánh. Giới phụ nữ biết đọc chữ Hangul gia tăng mau chóng, trong một xứ sở mà phụ nữ từ lâu vẫn bị loại khỏi hệ thống giáo dục. Tạ ơn Thiên Chúa Ngài đã làm những việc kỳ diệu trên loài người!

Đạo đức Cơ Đốc giáo đóng vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi văn hóa-đời sống con người tại nhiều quốc gia trên thế giới vào những năm gần đây, Hàn Quốc một quốc gia từ xã hội phong kiến sang xã hội có nền văn hoá hiện đại. Đạo đức Cơ-đốc được hình thành từ Thiên Chúa và phát triển trên cơ sở nền tảng là Kinh thánh, tĩnh thức-cầu nguyện, đồi xử nhau bằng tình cảm, cả lý trí của con người chứ không phải bằng cưỡng chế và luật lệ. Do vậy, giáo dục đạo đức cho tín hữu trên cơ sở vận dụng những phương pháp nêu gương về đạo đức của Đấng Christ là hết sức cần thiết, không phản khoa học dẫn đến hiệu quả và cho thấy một kết quả hơn những gì con người hiểu biết. Giáo dục đạo đức Cơ - đốc cho tín hữu theo phương thức này, chính là một con đường chân lý, lẽ thật và sự sống.  Biện pháp tốt nhất góp phần xây dựng những con người mới trong Đấng Christ - nhân tố bảo đảm nền móng vững chắc cho tương lai của Hội thánh và của đại gia đình Đức Chúa Trời trong nước vinh hiển Ngài.

Kết Lại

Sự chờ đợi ”học thức sẽ được thêm lên, nói cách khác ơn Chúa ban dư dật.”trong Hội thánh để tuôn tràn ra bên ngoài xã hội.  Đương nhiên xã hội ngày nay con người có sự học thức đang đà phát triển(thêm lên) rất mau, những phát minh mới, khiến ai có sự quan tâm phải bất ngờ, từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Các lớp đào tạo Cơ-đốc giáo dục ”mọc lên như nấm-bằng cấp nhiều như rơm.”  Vài năm sau, mọi người sẽ thấy kết quả của những“cây nầy” sẽ như thế nào?


0 nhận xét:

Đăng nhận xét