TIẾNG NÓI

TIẾNG NÓI

Tiếng nói của trái tim trở thành bài ca.
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ của nền văn minh hiện đại nhất trong lịch sử thế giới, bạn và tôi đã đóng góp vào dòng chảy ấy những gì? Và là Cơ-đốc nhân thì dòng chảy của bạn và tôi vang lên những tiếng nói hòa nhập với âm điệu ấy ra sao?



Một ngày kia khi tôi đi thả bộ ra đường phố của Sài gòn, tôi nhìn thấy hàng chữ ” khu phố sạch đẹp là thể hiện nếp sống văn minh.”  Tôi cảm nhận như có một luồng gió mát đang từ từ thổi vào tâm hồn mình, nhưng bất chợt tôi thấy hai người dìu nhau (khuyết tật) lê lết, bán vé số với những tiếng rao như nghẹn ngào giữa độ thị phồn hoa. Tôi lắc đầu ra dấu không mua, họ nhìn tôi với ánh mắt như muốn nói điều gì...?!  Tôi lại nhìn vào một cửa hiệu bán thuốc tây có dòng chữ ” coi chừng mất xe.” Tôi như bị mất thăng bằng như chợt thức giấc biết mình đang đi bộ mà.” Không sợ mất xe!”

Những con người nầy kém may mắn hơn bạn và tôi, họ không nơi nương tựa, không có được một chỗ thâm tình để cùng chia sẻ những tiếng nói của tâm hồn muốn nói.  Nhưng tiếng nói của họ ai sẽ nghe và nghe rồi sẽ làm gì? Ví họ kém may mắn, thiếu thốn về vật chất, đời sống sinh hoạt thấp…Có phải họ là “vật cản của tiếng nói trong điệu nhạc nền văn minh chăng?”

Bạn và tôi suy nghĩ một viễn cảnh xảy ra như sau:

“Trong xã hội những người giàu có thường vô tình trước những người khiếm khuyết nghèo khổ, đói rách, lang thang ...(không hoàn toàn hết như vậy)  Đã giàu có nên ăn mặc sang trọng, thường tổ chức những bữa tiệc linh đình với bạn bè và những vị khách có chức quyền.

Trong khi đó, chung quanh họ không ít những người nghèo khổ tật nguyền…; đã nghèo, khiếm khuyết lại còn ghẻ, nhọt khắp mình. Đa số, những đối tượng này ngày nay sống bằng nghề bán vé số khắp nơi trong thành phố. Nếu trong buổi sáng vé số bán không hết, nên họ phải tiếp tục lang thang bán tiếp. cho dù dạ đang đói, trời đã xế bóng về chiều. 

Nghe những âm thanh của tiếng nhạc và những tiếng “dô dô”, họ liền lê lết bước vào, với hy vọng sẽ bán hết vé số đang còn. Trong bàn tiệc mọi người làm ngơ, tuy không ai đuổi họ ra, nhưng họ xem như chẳng hề có hai vị khách lạ không mời mà đến. Ngôi nhà giàu sang có những bóng cây che nắng, nên bàn tiệc tổ chức tại đây.  Không ai nói gì đến mình nên hai người khiếm khuyết: một thì ngồi xuống đất, một thì nằm dựa bên bóng mát kề chân bàn tiệc. Những món ăn sang trọng bay mùi thơm phứt, bụng cồn cào, đói và họ thèm được ăn những thứ trên bàn, với ước ao một phần thức ăn nào đó rớt xuống lượm ăn cho qua cơn đói.

Khốn khổ thay đã vậy mấy chú chó cứ thay nhau liếm ghẻ trên mình hai anh, thật khó chịu nhưng không dám cựa mình… Chuyện còn dài nhưng tạm dừng tại đây!

Phần kết của câu chuyện nầy sẽ dành cho bạn và tôi nói lên một tiếng nói…?! Có phải đây cũng là nét văn hóa, là góp phần vào lịch sử con người để có một nền văn minh thật sự văn minh theo văn hóa Thánh Kinh?  

21/04/2012

Nhân Tâm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét