CÓ PHẢI TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ…SAO?
“Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Có phải tất cả đều là tiên tri sao? Có phải tất cả đều là giáo sư sao? Có phải tất cả đều làm phép lạ sao? Có phải tất cả đều được ân tứ chữa bệnh sao? Có phải tất cả đều nói tiếng lạ sao? Có phải tất cả đều thông dịch tiếng lạ sao?... “(1Cor 12:29-30BDM 2002)
Trong Chúa Jesus Christ Cơ-đốc nhân có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Linh Đức Chúa Trời. Cho nên, Hội thánh tại thế có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Cứu Chúa và có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.
Thánh Linh Đức Chúa Trời tỏ mình Ngài ra cho mỗi người một cách, là vì ích chung và chính Thánh Linh Đức Chúa Trời duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Ngài…
Vậy tất cả anh chị em đều là chi thể trong thân thể Chúa Jesus Christ và mỗi Cơ-đốc nhân là một bộ phận khác nhau nhưng rất cần cho nhau.
Có phải tất cả Cơ-đốc nhân có cùng một nhu cầu?
Ngày nay, một số không ít người tín đồ theo Cơ-đốc giáo rất muốn có quyền năng, quyền phép, quyền lực và năng quyền... Được bao gồm với danh xưng là “các ân tứ”, hay nói tiên tri, rất sốt sắng cầu nguyện chữa lành, thích đặt bàn tay “quyền năng” công bố để chữa bịnh và trừ ma, đuổi qủi, diệt tà.v.v.
Có phải tất cả người tín đồ Cơ-đốc giáo có cùng một nhu cầu thiết yếu như trên?
Trong thời các sứ đồ có một tín hữu đang ngưỡng mộ về những điều này. Ông ấy có tên là Simon, khi chưa tiếp nhận Chúa Jesus ông là một phù thủy khá có tiếng tăm trong xứ Samari. Ông, làm nhiều phép thuật làm cho dân chúng tại đây rất kinh ngạc và điều ấy khiến ông kêu ngạo tự xưng mình là: “đại tài”. Bởi dân trong thành nầy từ trẻ em cho đến các bậc lão thành luôn trọng vọng và không hết lời ca tụng về những việc lạ thường mà ông đã làm, nên họ khen tụng: “Ông này có quyền năng của Thần gọi là Đại Năng.” Mọi người dân ở đây đã tỏ lòng xui hướng nghe theo ông vì lâu nay ông đã trổ tài ma thuật làm cho họ phải khiếp sợ.
Trong cơn bách hại dữ dội đến với Hội thánh Cơ-đốc giáo tại Thủ đô Gierusalem những tín hữu Cơ-đốc đã tan lạc khắp nơi, họ đi vào: xứ Giude và xứ Samari. Các tín hữu nầy cứ rao giảng Phúc-âm, trong đó có một nhà truyền giảng đến đây tiếp tục giảng Tin lành. Người dân tại bản xứ Samari sau khi nghe Philip truyền giảng Phúc-âm về Nước Đức Chúa Trời và danh Chúa Jesus thì họ mền lòng tiếp nhận và chịu phép báp-tem. Trong số những tân tín hữu nầy cũng có Simon, ông cũng tin và chịu báp-tem như mọi người kia, đặc biệt hơn những tân tín hữu khác, ông tỏ ra sốt sắng trong công tác giảng đạo nên cứ đi theo sát bên Philip và khi Simon thấy các dấu lạ và việc quyền năng vĩ đại Philip làm thì ngạc nhiên vô cùng:“hơn mình, cao tay ấn thật.”
Nghe tin dân chúng Samari đã tiếp nhận Chúa Jesus, các vị sứ đồ ở Hội thánh tại Giêrusalem liền sai Phierơ và Giăng xuống thăm. Đến nơi, hai ông đặt tay cầu nguyện cho các tân tín hữu để nhận lãnh Thánh Linh, bởi Thánh Linh Chúa chưa giáng xuống số tân tín hữu tại đây và họ đều nhận lãnh Thánh Linh. Ông Simon đã kề cận nên quan sát thật rõ ràng, hễ hai sứ đồ đặt tay trên ai thì Thánh Linh được ban cho người ấy, ông vội vàng, cho đây là cơ hội tốt liền đem dâng tiền bạc cho hai sứ đồ và có lời yêu cầu:“Xin quý ông cho tôi quyền uy này để tôi đặt tay trên ai thì người đó cũng nhận được Thánh Linh!”
Có phải người tín đồ nầy đang muốn có cùng một ân tứ như hai sứ đồ kia và đối với ông đây là một nhu cầu thiết yếu ? (Anh chị em nên chú ý, Philip không làm việc này nên hai sứ đồ từ nơi khác đến thăm và làm)
Không do dự ông Phierơ dõng dạc tuyên cáo: “Bạc của anh cũng hãy hư vong với anh! Vì anh tưởng có thể lấy tiền bạc mà mua ân tứ của Đức Chúa Trời! Anh chẳng được dự phần hoặc hưởng điều gì trong chức vụ này, vì lòng anh không ngay thẳng trước Đức Chúa Trời. Anh hãy ăn năn về điều ác này và cầu nguyện với Chúa có lẽ Ngài sẽ tha thứ cho anh về tư tưởng ấy trong lòng. Vì tôi thấy anh đầy dẫy mật đắng và đang làm nô lệ cho tội lỗi.” Cuối cùng ông Simon phải nói rằng: “Xin các ông cầu nguyện Chúa giúp tôi, để tôi khỏi bị các điều ông nói đó!”(Congv 8:9-24)
Một số tín đồ Cơ-đốc giáo cho biết hình như họ chẳng ân tứ nào hết, không có được quyền năng trong đời sống tại hạ giới nên thích cầu nguyện với Chúa xin Ngài ban quyền năng siêu nhiên này nhiều tín đồ đeo đuổi điều ấy trong lời cầu nguyện, trong nhiều buổi kìêng ăn, trong giờ nhóm, buổi học Kinh Thánh, thậm chí cả trong giấc mơ và còn tìm kiếm Kinh thánh để hỗ trợ cho đề tài: “quyền năng” và mạnh mẽ trích Kinh Thánh để binh vực cho sự đeo đuổi này.
Có phải tất cả Cơ-đốc nhân có cùng một nhu cầu? Nhu cầu ân tứ thì mỗi người đều có và đương nhiên trong Cơ-đốc nhân thì được ban cho ân tứ Thánh Linh. Ân tứ khác nhau, không phải ai là tín đồ thì phải nói tiếng lạ, chữa lành…
Có phải tất cả Cơ-đốc có cùng một lời cảnh báo!
Đức Chúa Trời là Cha của hết thảy chúng ta, bởi danh Chúa Jesus, Ngài có quyền chủ thể quyết định ban và không ban tùy theo ý muốn của Ngài. Ngài có lời khuyến cáo:“Không phải hễ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời. Vào ngày ấy, nhiều người sẽ nói với Ta rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng con đã nhân danh Ngài nói tiên tri, nhân danh Ngài trừ quỷ, nhân danh Ngài làm nhiều phép lạ.’ Nhưng Ta sẽ phán cùng họ rằng: ‘Ta không biết các người, hỡi những kẻ gian ác, hãy lui ra khỏi Ta!’ ”(Mat 7:21-23)
Trước khi trở nên sứ đồ Đấng Christ, Phaolo là người hung ác, lùng bắt bỏ tù và thậm chí giết tín hữu Cơ-đốc giáo. Nhưng khi thấu hiểu Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào thì ông qùi gối cầu nguyện cho ác tín hữu tại Hội thánh Epheso, không xin quyền năng khác, nhưng xin một điều duy nhất là quyền phép bởi Thánh linh để tín hữu hiệp lại với nhau và thấu hiểu được bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu tình yêu của Chúa. (Ê-phê-sô 3:14-18).
Chuyện gì xảy ra khi tín hữu hiểu và đâm rễ trong ân tứ tình yêu? Khi ấy đương nhiên quyền năng sẽ đến trên những tín hữu này vì họ đang tràn ngập sống trong sự yêu thương của Thiên Chúa và biết yêu thương con người. Có phải ân tứ này “bất lợi” hơn những ân tứ khác chăng? Vì yêu thương là hy sinh. Tìm tình yêu và yêu tín hữu sẽ được năng quyền! Và chắc chắn khi ấy, kẻ thù nghịch là ma quỉ sẽ khiếp sợ, sẽ chiến thắng bịnh tật, bóng đêm sẽ dần tan để ánh sáng tình yêu chinh phục những người còn đang lạc lối. Tình yêu là quyền năng. Phải chăng tín hữu nên tìm kiếm và thi thố tình yêu thay vì quyền năng?
Có phải tất cả Cơ-đốc nhân có cùng một lời cảnh báo! Như trên không?
Có phải tất cả Cơ-đốc có cùng một con đường tốt đẹp!
“Hãy khao khát tìm kiếm những ân tứ lớn lao hơn. Bây giờ tôi chỉ cho anh chị em một con đường tốt đẹp hơn.” (1Cor 12:31BDM 2002)
Con đường ấy là Tình yêu của Chúa Jesus là ân tứ lớn lao. Con người sẽ mất giá trị khi không có tình yêu, cho dù người đó làm được mọi sự, như dời núi trong quyền năng(1-3). Tình yêu của Chúa Jesus đã chiến thắng trên hết mọi lãnh vực đạo đức của con người và tình yêu Ngài vĩnh cửu, bất diệt, trường tồn và không một ai có thể làm được(4-7). Những điều mà tín hữu đang cố gắn để có trong sinh hoạt tôn giáo như: các việc nói tiên tri rồi sẽ hết, những ân tứ nói tiếng lạ cũng sẽ ngưng, tri thức cũng sẽ hết(8). Bởi tín hữu vẫn còn trong giới hạn là phàm nhân trong thánh nhân chưa toàn hảo và tình yêu thương đến từ Thiên Chúa vẫn là con đường cao trọng hơn mọi thứ khác. (1Cor 13:1-13)
Kết Lại:
Thân thể con người gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói : “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói : “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe ? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi ?
Như vậy, tai không cần phải muốn giống như chân, mắt cũng không chê bai mũi…và bàn tay với miệng cùng làm việc nhưng không hề giống nhau.
*Bài viết nầy không cố ý đã phá ân tứ Thánh linh,nhưng chỉ muốn nêu lên điều an toàn và quan trọng hơn.
16/04/2012
Nhân Tâm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét