KHẢO HỌC GALATI (02)

Phần 02
XÁC ĐỊNH RÕ PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG CHRIST

(Galati 1:11- 24)























  
Mục Lục.

I/ ĐẾN TỪ LOÀI NGƯỜI.

1/ Muốn Hủy Hoại Phương Cách Cứu Rỗi Cũa Thiên Chúa.
2/ Cậy Vào Việc Làm Của ý Riêng.
3/ Không Có Gía Trị.

II/ ĐẾN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI.

1/ Phao-lô Chứng Minh.
1.1 Trước khi tin Chúa
1.2 Sau-lơ trở thành Phao-lô.
1.3 Khải đạo.
1.4 Sau khi tin Chúa.
2/ Cơ-đốc Nhân Ngày Nay Thế Nào?

XÁC ĐỊNH RÕ PHÚC ÂM CỦA ĐẤNG CHRIST 

Phần chú ý vào nội dung chính của thư Galati (và toàn bộ quyển Kinh thánh cũng bày tỏ) là đức tin nơi Chúa Jesus Christ giải thoát chúng ta ra khỏi sự trói buộc luật pháp.  Luật pháp cũng đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta làm vừa ý muốn Ngài, nhưng không một ai làm trọn luật pháp.  Luật pháp thì loài người không thể làm trọn cho nên Ngài có những giao ước và những giao ước thì loài người lại còn lờ mờ-nghi ngờ.  Đức Chúa Trời sử dụng theo chương trình của Ngài là giao ước mới trong Huyết Chúa Jesus và giao ước nầy có giá trị cho con người khi họ tin.  Kinh thánh quả quyết rằng nơi nào lỗi gia tăng thì ân điển Ngài dư dật.  Có nghĩa là huyết Chúa Jesus đủ thẩm quyền để cứu kẻ tin nhận Ngài cho dù con người đó tội lỗi tràn ngập và Ngài ban cho họ quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời chỉ bởi tin nơi sự chết và sự sống lại của Con Đức Chúa Trời bởi quyền năng của Thiên Chúa.

“Đạo”.  Thần Quyền của Thiên Chúa đến từ Ngài là như vậy! trong khi con người thì cứ muốn nổ lực bằng những việc làm luật pháp.  Con người đang đi dần vào ch Nhân Quyền: có nghĩa là họ có sự tính toán để vào Thiên đàng bởi ý riêng của mình trong khi ý muốn của Đức Chúa Trời chỉ mong nơi loài người là tin.

*  Chúng ta sẽ tiếp tục bài học qua những câu hỏi sau:

-Khi Phúc-âm về Chúa Jesus Christ được rao giảng và có nhiều người tiếp nhận giữa những dân tộc khác nhau, vấn đề được nêu lên là một người khi đã tin nhận Hồng ân Thiên Chúa thì ân diển Ngài dư dật có cần phải tuân hành luật lệ của Moise để trở nên một tín hữu Cơ-đốc thật không?

-Bắt đầu vào những điều mà chúng ta cần chú ý  thật cẩn thận bởi lời Kinh thánh nói gì?.  

-Những lời dạy dỗ để chúng ta ngày nay cần suy nghĩ: Phúc-âm  về Chúa Jesus Christ và tôn giáo khác tương tự, khi người ta chủ trương thêm vào ân điển và sự công chính của Đức Chúa Trời với những truyền thống của cha ông?

*  Phần Kinh văn này là phần dẫn nhập tiếp theo phần trước, một khúc nhạc dạo đầu của toàn bức thư với những sự ngạc nhiên ” tại sao vội bội Đạo thật? ” Chúng ta thấy những kẻ quấy rối nầy có phương cách : bắt đầu thắc mắc về chức vụ, về con người và sau đó họ nói về Phúc-âm mà Phao-lô đang rao giảng.  Họ xui khiến các tín hữu thêm một số “truyền thống của cha ông” vào để được Đức Chúa Trời xưng công chính cũng như được Ngài cứu rỗi. 

Ngày nay cũng vậy,  Hội thánh Chúa Jesus không còn để Ngài là thần hựu mà để các giáo chủ, các nhân vật, các câu chuyện vui... xen vào lời giảng dạy Phúc-âm gây sự vui thích cho những người nghe và  họ tực đắc là mình đã thành công.

Thông qua loạt bài học nầy chúng ta hãy suy nghĩ lại những gì nói về Phúc-âm của Chúa Jesus Christ.

I/-Đến TLoài Người (Gal 1:11).

Phao-lô tiếp tục giải thích để dẫn đưa các Hội thánh tại miền Galati vào chính Phúc-âm mà họ nhận đã dần dần pha trộn những lề luật như có nguy cơ sẽ dẫn đến phủ nhận đức tin nơi Chúa Jesus vì họ chỉ trông cậy vào sức lực của con người hơn là vào ân điển cứu chuộc của Chúa Jesus.  1_16"Tit 1:16 “Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết.”Sự lừa dối xảo trá của những kẻ làm rối bắt đầu có ảnh hưởng đến Hội thánh Chúa. 

1/. Muốn Hủy Hoại Phướng Cách Cứu Rỗi Của THIÊN CHÚA

-“Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi : hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông(Galati 3:14) và “ tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa(Galati 3:13).  Phao-lô bày tỏ rõ ràng về việc sùng đạo mà hướng theo luật pháp có thể đi vào chỗ tiêu diệt Hội thánh Chúa.  Một lời cảnh báo cho chúng ta ngày nay quá rõ ràng.  Chúng ta là ai ! mà dám chống nghịch lại ý muốn của Chúa ?(_20"Ro 9:20-21)  “Nhưng, hỡi người, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời?”

2/. Cậy Vào Việc Làm Của Ý Riêng Và Của Loài Người. (và những việc làm hàm ý theo luật pháp)

-_11"Gia-cơ 1:11 “Mặt trời mọc lên, nắng xẵng, cỏ khô, hoa rụng, sắc đẹp tồi tàn: kẻ giàu cũng sẽ khô héo như vậy trong những việc mình làm.” 
-_20"Ro 3:20  “vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi”.
-_28"Ro 3:28 “vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp.”
-"Eph 2:9 “Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”._
-_12"IGi 3:12 “Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma quỉ, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình.”

3/.  Không Có GTrị.

-_24"IPhi 1:24 “Vì, Mọi xác thịt ví như cỏ,  Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng,”
-Vì môi của người đàn bà dâm loạn(lời của kẻ lạ) tiết ra mật ngọt; Miệng nó dịu ngọt hơn dầu. Nhưng rốt cuộc đắng như ngải cứu, Sắc như gươm hai lưỡi.  Chân nó đi đến sự chết, Bước nó dẫn xuống Âm Phủ.  Nó không cân nhắc con đường sự sống,  Đường lối nó lầm lạc mà nó không biết.(Châm-ngôn 5:3-6. )

Hội thánh Galati đã rơi vào tình cảnh bị những kẻ làm rối gây hoang mang cho Hội thánh.  Chính họ chủ ý sai và còn khiến cho mọi người cùng đi theo phương hướng nầy.  Họ luận rằng” sự chuộc tội của Chúa Jesus Christ chưa đủ để thay đổi con người và con người cần phải tự mình tu tâm - dưỡng đức theo đạo đức làm người của các thế tục phàm nhân, nhưng xét ra thì ai sẽ được xưng công chính bởi việc đắc nhân tâm theo loài người dạy bảo?.

Thế thường trong xã hội loài người thì luật pháp có sự thay đổi và liên tục bổ sung hòng mong muốn dạy con người sống hoàn thiện, điều nầy không sai trật, nhưng sai trật ở chỗ là không đúng theo kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho loài người và nó không có giá trị trước sự đổ huyết ra bởi Chúa Jesus Christ Chúa của chúng ta.  Ngày nay, có nhiều người vội bỏ xây trên nền móng đó với một số các truyền thống của cha ông cộng thêm vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cho thấy có nguy cơ muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa.  Kinh thánh cảnh báo  “Nhưng ai nấy phải coi chừng về cách mình xây cất. Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng  Ngài đã đặt sẵn là Đức Chúa Giê-su Christ.”(1Cor 3:10-11)

II/-Đến từ Đức Chúa Trời (1:12)

Ngày xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần, nhiều cách. Đến những ngày cuối cùng này, Đức Chúa Trời lại phán dạy chúng ta bởi Đức Chúa Con mà Ngài đã lập lên kế thừa vạn vật; cũng qua Con ấy, Ngài đã sáng tạo vũ trụ. Con là phản ảnh của vinh quang Ngài, là dấu ấn của bản thể Ngài. Dùng lời quyền năng mình, Ngài duy trì vạn vật. Sau khi hoàn thành cuộc thanh tẩy tội lỗi, Con ngồi bên phải Đấng Tôn Nghiêm trên các tầng trời(Heb 1:1-3).

-Vua Salomon Cho Biết Phúc-Âm Được Rao Giảng ” đều xứng hiệp sự công bình”.  Sự khôn ngoan(Phúc-âm) há chẳng kêu lên sao? Sự thông sáng há không vang tiếng mình ra ư? Sự khôn ngoan đứng trên chót các nơi cao, Ngoài đường, tại các ngã tư.  Gần bên cửa thành, tại nơi vào thành, Ở chỗ đông trong cửa thành, sự khôn ngoan la lên rằng: Hỡi loài người, ta kêu gọi các ngươi, Và tiếng ta hướng về con cái loài người! Hỡi kẻ ngu muội, hãy hiểu sự khôn khéo; Hỡi kẻ dại dột, lòng ngươi khá nên thông sángHãy nghe,  vì ta sẽ nói điều tốt lành,(rao giảng Phúc-âm) Ta hở môi ra mà dạy điều ngay thẳng. Vì miệng ta sẽ nói chân thật(Đấng Christ); Còn môi ta ghét sự gian ác. Các lời miệng ta đều xứng hiệp sự công bình,(ân-điển/sự xưng công chính) Trong nó chẳng có điều chi cong vạy hoặc gian tà.(Chân-ngôn 8:1-8, 1:20-25).

-Theo ơn Thiên Chúa Ngài đã kêu gọi tín hữu Phi-líp thi hành sứ mạng,  ông đã xây dựng việc chứng đạo từ Kinh thánh và chỉ nói về Chúa Jesus là chân lý phải rao ra cho mọi người.  Chúa mạc khải qua  Kinh thánh cho chúng ta, chúng ta cần  đem đức tin mình đặt nền móng trên lời Chúa để được cứu rỗi và đức tin ấy chỉ duy nói về Chúa Jesus là cội nguồn của sự cứu chuộc và Ngài là Đấng cứu rỗi được linh hồn con người.  “Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người.” (Congv 8:35).  Chúng ta thấy rất rõ một tín hữu đi ra để hoàn thành sứ mạng của ông bởi duy nói những gì từ  Kinh thánh và chỉ duy nói về Chúa Jesus. 

-Phao-lô quả quyết rằng:  Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết : Phúc-âm tôi loan báo không phải là do loài người.  Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Phúc-âm ấy, nhưng là chính Đức Chúa Giê-su đã mặc khải.   ” Theo ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi đặt nền móng như một kiến trúc sư lành nghề, còn người khác thì xây trên nền móng đó. Nhưng ai nấy phải coi chừng về cách mình xây cất. Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Chúa Giê-su Christ.  Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa ; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người.  Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng.  Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.”(1Cor 3:10-15)

1/. Phao-Lô Đã Chứng Minh VMình (13-14) . Chúng ta nghiên cứu lại cuộc đời Phao-lo, tham khảo lại tiểu sử một con người đã tận hiến cho Chúa Jesus như thê nào?  Duyên cớ nào mà ông đã tận hiến?(Congv 9:1-43,22:1-30,26:1-32; 1Cor 15:9; Phil 3:6; 1Tim 1:13…) “Thật vậy, thưa anh chị em, tôi muốn anh chị em biết rằng Phúc Âm mà tôi truyền giảng không phải đến từ loài người. Vì tôi đã nhận Phúc Âm ấy không phải từ một người nào, cũng không do ai dạy tôi, nhưng do Chúa Cứu Thế mạc khải cho tôi”(Galati 1:11-12).  Đối với Phao-lô, bày tỏ đời sống trước kia của ông cho Hội thánh Galati và cho chúng ta ngày nay nhớ cách Chúa đã đối đãi ông là cách là rõ ràng cho sự minh chứng quan điểm của ông.  Phao-lô muốn nói cho các độc giả khi xưa đã biết đời sống đam mê lề luật, sùng đạo và “quá đổi về cựu truyền của tổ phụ” như thế nào(Galati 1:13), nhưng có thể họ chưa thấu hiểu trọn ý nghĩa của những kinh nghiệm ấy.  Vì vậy Phao-lô cần nhắc lại điểm nổi bật của đời sống cũ –mới của ông để làm bằng chứng sống hùng hồn cho chức vụ cũng như Phúc-âm mà ông rao giảng đích thực do Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa và bởi Ngài.

Chúng ta sẽ nghiên cứu và học về sứ giả Phúc-âm- Phao-lo, vì đây là sự kiện liên quan đến việc xác nhận rõ lẽ thật của Phúc-âm hầu cho mỗi người trong Hội thánh Chúa ngày nay có một suy nghĩ về chân lý cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Điều cần chú ý trong phần nầy:

-Mối quan hệ của Phao-lô với Hội thánh (1:13).  hẳn đã nghe về lối sống của tôi khi còn theo Do Thái Giáo, thể nào tôi đã bắt bớ dữ dội và muốn phá hủy hội thánh của Đức Chúa Trời

-Mối quan hệ của Phao-lô với đạo Giu-da (Galati 1:14). Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi vượt xa hơn nhiều người đồng bào đồng tuổi với tôi. Tôi hết sức nhiệt thành giữ các truyền thống của tổ tiên

1.1. Trước khi tin Chúa.(c 13-16). 

-Sự liên quan đến tên “Sau-lơ”:  Sau-lơ(Phao-lô) là người Do Thái, sinh tại Tạc-sơ thuộc Si-li-si được dưỡng dục trong thành phố này, học với giáo sư Ga-ma-li-ên. Được giáo dục một cách nghiêm nhặt về Kinh Luật của tổ tiên và có nhiệt tâm đối với Đức Chúa Trời cũng như tất cả người Pharisi đương thời. Đã bắt bớ những người theo Đạo Giê-su này cho đến chết, bắt trói cả đàn ông lẫn đàn bà mà tống giam vào ngục; việc làm này vị trưởng tế và cả Hội Đồng Trưởng Lão tại đây đã xác nhận, ngoài ra ông còn xin họ viết các bức thư giới thiệu cho các vị lãnh đạo ở Đa-mách để đích thân di hành đến tận nơi bắt trói các người theo Đạo này giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị(Congv 22:3-5).

-Sự liên quan đến “một Ra-bi Do-thái giáo cuồng tín”: Trong thời gian ấy, Sau-lơ cứ đe dọa tàn sát các môn đệ của Chúa; ông đến với vị trưởng tế,  xin các ủy nhiệm thư gửi cho các hội đường Đa-mách để khi qua đó tìm được người nào theo Đạo Chúa cả nam lẫn nữ, thì trói lại giải về Giê-ru-sa-lem(Congv 9:1-2)Sau-lơ bách hại Hội thánh, cổ võ cựu giáo.  Mọi việc được trôi chảy và Phao-lo thăng quan tiến chức, nhanh chóng được mọi người tôn là nhà lãnh  đạo tinh thần.  Nhất là sự kiện Êtiên bị giết chết(Congv 8:1)ông vui lòng chấp nhận coi như là sự chiến thắng rất vinh quang để bảo vệ và lòng nhiệt thành giữ các truyền thống của tổ tiên.  Sau-lơ đã lao vào công việc này đến độ cực điểm sấn vào nhà các tin hữu Cơ-đốc bắt họ bỏ tù.  Chính bầu không khí cuồng tín tột cùng mà ông đang hít thở”đầy sự ngăm đe và chém giết”.  Khi nghiên cứu đến đây chúng ta không khỏi ngạc nhiên tại sao Chúa lại cứu một người đầy tội ác –đầy nợ máu với Cơ-đóc giáo ban đầu?

1.2 Sự kiện Sau-lơ trở thành Phao-lô cách lạ lùngChúng ta thấy Thượng-đế có một chương trình để cứu chuộc con người cách kỳ diệu lạ lùng, cho dù loài người chúng ta cũng có những cố gắn để lập sự công chính cho mình nhưng chẳng ra gì trước mặt Ngài.  6"Es 64:6 “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi”.

Sau-lơ đắm mình vào trong truyền thống tôn giáo Do-thái cho nên Sau-lơ thật sự nghĩ Chúa Jesus là kẻ mạo danh và sứ điệp cứu rỗi của Ngài là dối trá.  Nếp sống tôn giáo của ông với sự uyên bác(Congv 26:23) và lòng sốt sắng chống lại niềm tin nơi một Phúc-âm xa lạ?  Nhưng kẻ bách hại Hội thánh bây giờ từ một Sau-lơ trở thành Phao-lo làm chức sứ đồ và rao giảng Phúc-âm.  Sự xảy ra này không từ từ; nhưng xảy ra thình lình không có tín hiệu nào báo trước(congv 9:1-9).  Sự thay đổi bất ngờ nầy: “Cơ-đốc nhân là đúng, chúng ta là sai”.  Làm sao các Ra-bi Do-thái giải thích được sự biến đổi thình lình nầy!  Chỉ có một cách duy nhất ấy là” đến từ Đức Chúa Trời”.
           
Và các tín hữu Phúc-âm phải thốt lên cùng Chúa rằng:

- Lạy Chúa, con đã nghe nhiều người nói về người này, về bao nhiêu việc ác ông ta đã làm cho các thánh đồ tại Giê-ru-sa-lem. Bây giờ ở đây, ông ta đã được các thượng tế ủy quyền để bắt giam tất cả những người kêu cầu danh Chúa!” (Congv 9:13-14).
-“Không phải ông này đã giết hại những người cầu khẩn Danh đó tại Giê-ru-sa-lem và đến đây nhằm mục đích bắt trói bọn ấy giải về cho các thượng tế sao?”(Congv 9:21)

-Khi họ giết Sê-tiên thì Phao-lo đứng bên họ, tán thành việc họ làm, và giữ áo xống cho những kẻ giết người (Congv 22:20).

Qua phần trên chúng ta nên suy nghỉ về chính mình Ngài đã kêu gọi và cứu chuộc mình như thế nào?  Một câu chuyện được Lu-ca ghi nhận lại để cho chúng ta càng thấy tình yêu của Chúa có đòi hỏi chúng ta phải làm gì chăng! Ngoài việc Ngài muốn chúng ta chỉ tin nhận Ngài và ân điển Ngài dư dật để cứu mọi kẻ tin.
           
Minh Họa:

Khi Chúa Jesus sắp trút hơi thở sau cùng trên thập giá để hoàn tất chương trình cứu chuộc cho Hội thánh Ngài.  Thầy thuốc Lu-ca (Col 4:14)ghi nhận sự việc xảy ra thật bất ngờ vể một anh chàng trộm cướp đã thay đổi bất ngờ, qua những lời lẽ của anh ấy khiến mà chúng ta ngày nay cũng cần xem xét lại:
-“Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là  Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!
-Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác.  Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!  Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi”(Lu 23:39-43).

Những phần tiếp theo chúng ta sẽ học về việc nầy thật cụ thể để càng thấu hiểu về ân điển của Đức Chúa Trời lạ lùng vượt quá sự hiểu biết của con người là thể nào? Cho dù, có nhiều người không chấp nhận chức vụ sứ đồ và Phúc-âm mà ông đang rao truyền.  Chắc chắn Phao-lo đang rao giảng điều mà chính ông đã nhận lãnh cũng là điều đã thay đổi ông và ông tin đó là chân lý.  Không có sứ điệp nào đến từ con người mà tác động biến đổi như vậy.  Phao-lo đã lập luận để chứng minh cho Phúc-âm và chức vụ qua cuộc thay đổi lạ lùng nầy đã đến từ Đức Chúa Trời mà chính Chúa Jesus đã gọi đích danh ông trên con đường mà ông sắp đi đến đích là sự giết chết tín hữu Cơ-đốc.

1.3 Khải đạo (1:15-17, 24). Chúng ta đã thấy thái độ và những hành vi bất xứng trong quá khứ của Phao-lô và bây giờ chúng ta hãy ôn lại việc ông tin nhận Chúa như thế nào.  Vì đây là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của Phao-lo cũng như của mỗi một chúng ta khi tin nhận Ngài.  Phao-lô công bố việc tin Chúa của ông rằng:“Nhưng khi Đức Chúa Trời là Đấng đã chọn tôi từ trong lòng mẹ và bởi ân sủng kêu gọi tôi, vui lòng mạc khải Con Ngài trong tôi để tôi truyền giảng Phúc Âm về Con Ngài giữa vòng các dân tộc ngoại quốc, thì lập tức tôi không bàn luận với người phàm, cũng không lên thành phố Giê-ru-sa-lem để gặp những vị đã làm sứ đồ trước tôi, nhưng đi qua Ả-rập rồi trở lại thành Đa-mách”(Galati 1:15-17).

-Sự kêu gọi trực tiếp. Trên đường đi, gần đến thành Đa-mách, khoảng giữa trưa, bỗng có ánh sáng cực kỳ chói lọi từ trời rọi xuống xung quanh Phao-lo và ông ngã nhào xuống đất, và nghe có tiếng nói rằng: ‘Sau-lơ, Sau-lơ, tại sao ngươi bắt bớ Ta?’. Phao-lo thưa: ‘Lạy Chúa, Chúa là ai?’ Ngài đáp lời tôi: ‘Ta là Giê-su, người Na-xa-rét mà con đang bắt bớ.’ Lúc ấy những bạn đồng hành với tôi đều thấy ánh sáng ấy nhưng họ không nghe tiếng phán cùng tôi. Tôi hỏi: ‘Lạy Chúa, con phải làm chi?’ Chúa đáp: ‘Con hãy đứng dậy, đi vào thành Đa-mách, tại đó con sẽ được chỉ bảo tất cả những gì Đức Chúa Trời sắp xếp cho con làm!’(Congv 22:6-10)

-Ánh sáng cực kỳ “Sáng” !  Đức Chúa Trời mạc khải (Gal 1:15 a , 16 a ). Phao-lô đã mạnh dạn công bố cùng với những kẻ kiện cáo và quấy rối Hội thánh rằng:” Tôi đã kinh nghiệm những gì tôi đã rao giảng cho mọi người.  Đây là Phúc-âm thật.  Bất cứ phúc âm nào khác đều là giả dối.  Trong những câu nầy Phao-lô đã giải thích minh chứng các đặc điểm trong kinh nghiệm gặp Chúa Jesus của ông….” Đức Chúa Trời là Đấng đã chọn tôi từ trong lòng mẹ và bởi ân sủng kêu gọi tôi, vui lòng mạc khải Con Ngài trong tôi…”.  Bất cứ khi nào Phao-lô cũng nói hay viết về sự kinh nghiệm tin Chúa, ông luôn luôn nhấn mạnh đến việc Đức Chúa Trời hành động trong ông vì đây là sự vận hành từ Thiên Chúa, sự tể trị theo ý muốn của Ngài, sự chuẩn bị sẳn cho công việc Ngài và sự cứu chuộc thuộc về Ngài(Giô-na 2:9).

-Ân-điển Đức Chúa Trời (Gal 1:15b ).  Kinh nghiệm của sứ đồ Phao-lô nhắc chúng ta phải nhớ đến những thanh niên như: Giê-rê-mi(Giêr 1:4-10) và Giăng Bap-tít(Lu-ca 1:5-17).  Sự cứu rỗi bởi ân điển của Đức Chúa Trời không bởi nổ lực hay phẩm hạnh của con người.  Ân-điển và sự kêu gọi(Gal 1: 15b ) đi đôi với nhau, vì Đức Chúa Trời muốn chọn ai tùy theo ý muốn Ngài trong ân điển của Ngài. Không phải lệ thuộc vào bất cứ điều gì từ con người, hay Ngài phải bàn bạc cùng một ai cả.  Sự kêu gọi của Ngài bởi “Lời” của Ngài(1Tes 1:4-5).  Sự mầu nhiệm trong ý muốn thiêng liêng của Đức Chúa Trời và trách nhiệm phải vâng lời của con người, vì Thiên Chúa không muốn mọi người chết mất (2Phier 3:9) và chúng ta biết rằng những người tin nhận Đấng Christ sẽ khám phá ra rằng mình đã được chọn trong Ngài trước buổi sáng thế (Êph 1:4).

- Tiếng gọi đích danh, tên của mình!  Tại sao những người đi cùng không nghe?  Đức Chúa Trời hành động qua Đấng Christ (Gal 1:16a ).  Trong những bức thư khác Phao-lô bày tỏ ông rất hãnh diện lúc còn trong xác thịt (Phi-lip 3).  Ông cậy vào một tôn giáo và sự công chính riêng, có danh vọng nhưng ông không có Đấng Christ!  Trên con đường Đa-mách, Phao-lô nhận biết sự công chính riêng chỉ là mớ giẻ rách so với sự công chính của Đấng Christ.  Phao-lô đã cho chúng ta nhận ra điều mình đang thiếu mất.”nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy”(Phil 3:7).

Đức Chúa Trời bày tỏ Đấng Christ cho Phao-lô, trong Phao-lô và qua Phao-lô.  “Các Tôn giáo khác trong thế gian-Do-thái giáo” (Gal 1:14)là những việc làm với những nghi thức ở vỏ bọc bên ngoài còn đức tin nơi Đấng Christ mới dẫn đến kinh nghiệm thật sự trong lòng với Chúa.  Sự nhận biết sâu nhiệm trong nội tâm mới là lẽ thật chính yếu với Phao-lô và cả chúng ta-Hội thánh(Gal 2:20, 4:19).

-‘Lạy Chúa, con phải làm chi?”  

Đức Chúa Trời hành động vì ích lợi cho người khác (Gal 1:16b ).    Đức Chúa Trời đã kêu gọi và lựa chọn Phao-lô, không chỉ cứu rỗi ông, nhưng Ngài còn muốn dùng ông trong Thánh ý Thiên định để chinh phục người khác.  Giáo lý vể sự tuyễn chọn không hề khuyến khích con người được chọn sinh ra kêu ngạo và vị kỷ.  Sự tuyễn chọn gắn liền trách nhiệm.  Đức Chúa Trời chọn Phao-lô để rao giảng ân-điển mà ông đã kinh nghiệm cho người ngoại bang.  Chính điều nầy là bằng chứng Thiên Chùa đã cứu rỗi ông, vì chắc chắn người Ra-bi Do-thái giáo đầy thành kiến sẽ không bao giờ chịu làm giáo sĩ cho người ngoại bang!(Congv 9:15, 15:12, 22:21-22, Êph 3:1-8).

Đức Chúa Trời muốn sử dụng chúng ta để hoàn thành  mục đích của Ngài.  Nhưng Chúa bảo A-na-nia: “Con cứ đi, vì người này là một lợi khí Ta đã chọn để truyền bá danh Ta trước mặt các dân tộc ngoại quốc, các vua và con dân Y-sơ-ra-ên. Ta sẽ cho Sau-lơ biết phải chịu bao nhiêu đau khổ vì danh Ta.”(Congv 9:15-16).

Đức Chúa Trời hành động vì vinh hiển của Ngài (Gal 1:24 ).    Là một Ra-bi Do-thái giáo nhiệt thành, Phao-lô có tất cả vinh quang mà con người khao khát; nhưng những gì ông đang làm không dâng sự vinh hiển cho Thiên Chúa.  Con người được tạo dựng để làm sáng danh Thiên Chúa (Êsai 43:7), con người được cứu để làm rạng danh Đức Chúa Trời (1Cor 6:19-20).  Đem lại sự vinh hiển dâng lên cho Thiên Chúa là động cơ thôi thúc- đưa đẩy cuộc đời và chức vụ Phao-lô (Rom 11:36, 16:27, Êph 1:6, 3:20-21, Phil 4:20, 1Cor 10:31).  Giáo sư Do-thái giáo thích tìm vinh hiển riêng cho mình (Gal 6:11-18 ).  Đó là lý do tại sao họ giành giựt tín hữu với Phao-lô và dẫn họ đi lạc đường.  Nếu Phao-lô kiếm vinh hiển riêng cho mình, có thể ông vẫn là Ra-bi Do-thái giáo và khả năng sẽ kế vị Gamalien.  Nhưng chính vì vinh hiển Đức Chúa Trời đã thúc đẩy Phao-lô và cả chúng ta ngày hôm nay.

Minh Họa:

Trở lại câu chuyện về những anh chàng trộm cướp”(Lu 23:39-43):

*Có thể tin Ngài là cứu Chúa được không?Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là  Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!

-Những việc làm của Chúa Jesus:  Ngài hóa bánh cho 5.000 người, dư 12 giỏ; Bão tố vâng lệnh Ngài; Ngài đi trên mặt nước; Ngài chữa lành mọi bệnh tật; Ngài kêu gọi kẻ chết sống lại; và nhiều việc quyền năng khác… Dễ tin!

-Những hoạn nạn của Chúa Jesus:  bị bắt, bị đánh đập tra tấn, bị dẫn đi đến nơi từ hình, bị đóng đinh và ngay giờ phút hấp hối gần chết.  Ai có thể tin Ngài là Cứu Chúa và Ngài là sự hiện thân của Đức Chúa Trời được?  Khó tin!

Lý luận của anh trộm cướp:

 Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác.  Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!  Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi”(Lu 23:39-43).

Sự công chính theo suy nghĩ của những tên trộm cướp!

-“Ngươi không phải là  Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!
-“…chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm...”

Sự công chính theo ƠN BAN của Thiên Chúa!…”Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi…” (Rom 10:8-10)

ĐỨC TIN:”Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi,  xin nhớ lấy tôi!      (“Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” Rom 10:13)      
ÂN ĐIỂN Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.

Thật là khó tin nhận Chúa khi Ngài đang hấp hối với những hơi thở nặng nề gần chết, nhưng anh chàng nầy tin được thật là kỳ diệu thay Đức Chúa Trời ban ơn cho !  Phao-lô cũng vậy, ân điển Chúa đã tác dụng con người ông và mỗi người trong chúng ta ngày nay cũng vậy.  Chúng ta suy nghỉ gì về việc Phao-lô tin chúa và việc tên cướp được Chúa cứu khi Ngài đang hấp hối chết?

Ân-điển của Thiên Chúa(Thần Quyền) là như vậy, Ngài sẽ làm cho chúng ta nên công chính, Ngài ban cho chúng ta ân điển và đức tin để chúng ta chẳng những được cứu rỗi thôi mà chúng ta còn được vinh dự hoàn thành sứ mạng trong Thiên ý của Ngài.  Có khi nào bạn đọc suy nghĩ về Phúc-âm mà Phao-lô rao giảng có gì đó” về đức tin quá mấu”không?

Câu hỏi mà chúng ta cần đặc ra cho phần nầy là:  “Có lần nào sứ đồ Phao-lô tiếp xúc với những tín hữu Cơ-đốc khác sau khi ông tin nhận Chúa Jesus Christ không?”.  Theo Kinh thánh bày tỏ thì ” Lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu ” (Gal 1:16c ).  Phao-lô  có một quyết định thật rõ ràng là đi theo sự hướng dẫn của Chúa vì điều nầy là lợi lớn cho công việc nhà Chúa lúc nầy.  Vì nếu Phao-lô lên thành Giê-ru-se-lem nhập với những tín hữu nầy, cũng là người Do-thái như ông khó có thể thi hành chức vụ cho người Ngoại.

Điều nầy làm cho chúng ta cần chú ý hơn đó là Phúc-âm dành “trước cho người Do-thái”(Congv 3:26; Rom 1:16), các sứ đồ khác cũng làm như vậy trong những năm đầu tiên(Congv 1:1-7”60).  Sự chết của E-tiên là một bước ngoặc và các tín hữu bị tản lạc họ đem Phúc-âm đến những nơi khác(Congv 8:4, 11:19).  Phi-líp đem Phúc-âm cho người Sa-ma-ri(Congv 8:1-40) và Phi-e-rơ (Congv 10:1-48).  Nhưng phần còn lại Phao-lô dành Phúc-âm cho rất nhiều người Ngoại Bang(Congv 22:21-22; Eph 3:1,8) và vì lý do tuyệt diệu nầy Thiên Chúa đã biệt riêng Phao-lô ra khỏi chức vụ chủ yếu dành cho người Do-thái mà các sứ đồ khác đang đảm nhận tại Giê-ru-sa-lem.  

Bài học nầy chúng ta xem xét Phao-lô đi đâu sau khi tin Chúa?  Phao-lô đã nhấn mạnh rằng ông không có cơ hội nào để nhận lãnh sứ điệp hoặc lời kêu gọi vào chức vụ sứ đồ từ bất kỳ ai các vị lãnh đạo Hội thánh lúc nầy và Phao-lô đã trình tự cuộc đời ông sau khi tin Chúa của mình rất chính xác theo dòng thời gian.

1.4. Sau khi tin nhận Chúa.

-Sứ đồ Phao-lô đến A-ra-bi (Gal 1:17b ).  Việc nầy xảy ra sau khi ông bắt đầu chức vụ tại Đa-mách - Sau-lơ ở lại vài ngày với các môn đệ Chúa tại Đa-mách.  Lập tức ông vào các hội đường Do Thái truyền giảng rằng: Đức Chúa Giê-su chính là Con Đức Chúa Trời (Congv 9:19-20).  Sau-lơ ngày càng đầy quyền năng bắt bẻ những người Do Thái tại Đa-mách, lập luận chứng minh rằng: Đức Chúa Giê-su chính là Chúa Cứu Thế.(Congv 9:22).  Thay vì”bàn với thịt và huyết”- Phao-lô tự học hỏi, cầu nguyện, suy gẫm và gặp gỡ Chúa.  Có lẽ ông đã thực hiện việc nầy với trọn thời gian tại A-ra-bi(Gal 1:18) và rất có thể ông rao giảng Phúc-âm và lớn lên trong đời sống thuộc linh cá nhân.  Các sứ đồ ban đầu đã học cùng Chúa Jesus ba năm, Phao-lô chắc chắn Chúa cũng dạy dỗ như vậy(có thể riêng tư). 

-Sứ đồ Phao-lô trở lại Đa-mách (Gal 1:17c ).  Vào thời điểm nầy Phao-lô có dự định đi về Giê-ru-sa-lem là hợp lý nhưng Chúa điều động ông đi theo hướng khác.  Trong quá khứ ông đã có nợ máu với Cơ-đốc nhân và với người Do-thái giáo thì hiện nay ông là phản loạn, cho nên việc ông trở lại chắc sẽ gặp nhiều trở ngại trong chức vụ.  Có thể việc”việc dùng cái thúng”(Congv 9:23-25, 2Cor 11:32-33) đã xảy ra vào thời điểm nầy ông đang đối diện sự bách hại.  Việc trở lại Đa-mách của Phao-lô là có nguy cơ bị hãm hại đến tính mạng, vì hiện tại những: nhà lãnh và các Ra-bi Do-thái giáo đang xem ông như một kẻ thù nguy hiểm và qua sự kiện này đã minh chứng kinh nghiệm Phao-lô gặp Chúa là sự thật.

-Sứ đồ Phao-lô viếng thăm Giê-ru-sa-lem (Gal 1:18-20 ).   Khoảng ba năm sau kể từ ngày ông gặp Chúa, mục đích chuyến đi nầy là ông muốn thăm sứ đồ Phi-e-rơ.  Nhưng ông phải trả giá trong những khó khăn mới được thông công với Hội thánh!(Côngv 9:26-28).  Lúc nầy Phao-lô đang trước tình cảnh bị các sứ đồ khác nghi ngờ vì chức vụ và sứ điệp của ông không đến từ Hội thánh và các lãnh đạo Giáo hội nên ông không được hoan nghinh mà ngược lại.

-Sứ đồ Phao-lô trở về quê hương tại Tạc-sơ (Gal 1:21-23 ).   Lý do mà Phao-lô trở về quê hương: mạng sống của ông đang bị đe dọa tại Giê-ru-sa-lem, như đã từng bị tại Đa-mách -Vậy, Sau-lơ ở lại với họ, tự do ra vào thành Giê-ru-sa-lem, mạnh dạn truyền giảng trong danh Chúa.  Ông cũng nói chuyện và tranh luận với những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp nhưng họ tìm cách ám sát ông.  Được tin ấy, các anh em tín hữu đưa ông xuống Sê-sa-rê rồi phái đi Tạc-sơ. Vì thế, Hội Thánh khắp vùng Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri được bình an một thời gian. Hội Thánh được xây dựng, sống trong sự kính sợ Chúa, và nhờ Đức Thánh Linh nâng đỡ, số tín hữu ngày càng gia tăng(Congv 9:28-31).  Trên đoạn đường đi Phao-lô đã giảng Phúc-âm tại các nơi: Si-li-si và quê hương ông(Congv 21:39, 22:3, 15:23).  Có thể Phao-lô lưu lại đây bảy năm, cho đến khi gặp Ba-na-ba tuyển chọn ông phục vụ tại An-ti-ôt(Congv 11:39-26).

-Sứ đồ Phao-lô chấp nhận sự trả giá cho Phúc-âm Chúa Jesus Christ. Nhiều ngày trôi qua, người Do Thái bàn kế giết Sau-lơ, nhưng ông biết được âm mưu đó. Họ canh giữ rất nghiêm mật các cổng thành cả ngày lẫn đêm để bắt giết ông. Nhưng ban đêm, các môn đệ Chúa đem ông đặt vào cái thúng dòng dây thả xuống bên ngoài tường thành.  Về đến Giê-ru-sa-lem, ông cố gắng gia nhập với các môn đệ Chúa nhưng tất cả đều gờm sợ, không tin rằng ông là môn đệ thật. .(Congv 9:23-26)Dân chúng nghe đến đây liền nổi lên hò hét: “Hãy tiêu diệt loại người đó khỏi mặt đất! Nó không đáng sống nữa! Họ gào thét, phất áo tung bụi đất lên trời.  Viên quan truyền đem Phao-lô vào đồn tra tấn bằng roi đòn để biết rõ vì sao mà ông bị dân chúng tố cáo(Congv 22:22-24).

2/. Chúng Ta Ngày Nay Thế Nào?  Đức Giê-su đáp: “Ta chính là Con Đường, Chân Lý và Nguồn Sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được. (_6"Giăng 14:6) “Thật vậy, Kinh Luật được ban hành qua Môi-se, còn ân sủng và chân lý được hình thành qua Chúa Giê-su(1_17"Gi 1:17) 

Vậy, chúng ta càng phải lưu ý hơn nữa đến những điều đã nghe, để khỏi bị trôi lạc.Vì nếu sứ điệp của các thiên sứ là chắc chắn và mỗi kẻ phạm pháp, bất tuân đều bị trừng phạt công minh  thì ta làm sao thoát khỏi nếu coi thường ơn cứu rỗi vĩ đại đến thế? Ơn cứu rỗi ấy được Chúa truyền dạy từ ban đầu, rồi được những người đã nghe xác nhận cho chúng ta.  Đức Chúa Trời cũng xác chứng bằng các dấu lạ, phép mầu, nhiều thứ phép lạ và các ân tứ Thánh Linh mà Ngài phân phối theo ý muốn mình.(Heb 2:1-4).

-Phao-lô cho biết có một số người đã xây dựng gia đình và Hội thánh Chúa trên một số hổn độn và bất chính.  Do đó bất kỳ ai thêm bớt bất cứ điều gì vào Phúc-âm mà Phao-lô đã giảng người ấy có nguy cơ bị Đức Chúa Trời đoán phạt, vì Phúc-âm ấy được ban ra từ Thiên Chúa bởi Chúa Jesus Christ (1Cor 15:1-11).  

-Chúa Jesus Ngài đã cân nhắc những người chủ trong gia đình và những lãnh đạo Hội thánh như sau:  Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá” (Mat 7:24-25; Lu 6:47-49) và nghe mà không làm theo thì chẳng những dại dột mà còn là kẻ phá hủy. 

-Vì ta ban cho các con một đạo lý tốt lành; Chớ lìa bỏ lời dạy dỗ của ta.(Châm-ngôn 4:2).

-_16"IITi 3:16 “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời thần cảm, có ích cho việc dạy dỗ chân lý, bác bỏ điều sai trái, sửa chữa lỗi lầm, đào luyện con người sống công chính,”. Có phải chăng lần hồi lời Kinh thánh không còn ứng dụng trên những bài giảng dạy của những sứ giả ngày nay sao?  Sứ điệp và sứ giả của Chúa sai phái thì, họ xây dựng một đời sống Cơ-đốc nhân cho chính mình và người khác phải đến từ Thiên Chúa thì họ luôn bắt đầu khởi sự nguồn từ Kinh thánh và chỉ nói duy nhất nền tảng là Chúa Jesus.  “Các người nghiên cứu Kinh Thánh, vì các người tin rằng trong đó có sự sống vĩnh phúc. Chính Kinh Thánh cũng làm chứng về Ta.  Thế mà các người vẫn không chịu đến cùng Ta để được sự sống.” (Giăng 5:39).

Phúc-âm thật đến từ Thiên Chúa, là sự bày tỏ bởi Thiên Chúa và chỉ duy ân điển mới vào sự sống vĩnh hằng bởi đức tin.  Đức tin nơi Chúa Jesus Christ giải thoát chúng ta ra khỏi sự trói buộc luật pháp.   Luật pháp cũng đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta làm vừa ý muốn Ngài, nhưng không một ai làm trọn luật pháp.  Luật pháp thì loài người không thể làm trọn cho nên Ngài có những giao ước và những giao ước thì loài người lại còn lờ mờ-nghi ngờ.  Đức Chúa Trời bày tỏ thánh ý của Ngài cho chúng ta Ngài đã sử dụng theo chương trình của Ngài là giao ước mới trong huyết Chúa Jesus và giao ước nầy có giá trị cho con người khi họ tin.

*Những điều rất mong sự chú ý:

-Căn cứ vào sự qui đạo và những cuộc tiếp xúc của Phao-lô, ai có thể buộc tội ông vay mượn hoặc tự tạo ra sứ điệp hay tự khoác lấy chức vụ cho mình? Chắc chắn Phao-lô đã nhận Phúc-âm nầy, bởi sự mạc khải của Chúa Jesus(Rom 1:5; 1Cor 11:23, 15:3).  Vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng với Phúc-âm vì nó không phải là sự phát minh từ con người nhưng chính là chân lý của Đức Chúa Trời.

-Lúc Phao-lô trở lại đạo, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ra cho ông trong tương lai(Congv 26:16), rõ ràng Ngài muốn bày tỏ chân lý của Ngài ra cho ông.  Điều nầy có nghĩa là Đấng Christ trong bốn sách Phúc-âm và Đấng Christ trong các thư tín là một; không mâu thuẫn giữa Đấng Christ và Phao-lô(2Tes 3:3-15).  Ngoài ra, sứ đồ Phi-e-rơ xác nhận các thư của sứ đồ Phao-lô là Kinh thánh (2Phie 3:15-16).

-“Các giáo sư Do-thái” ngày nay cũng giống như những người ngày xưa đang tìm cách khước từ thẩm quyền của Phao-lô và họ còn tìm cách làm giảm giá trị Phúc-âm ân điển dư dật bội phần: “ tội lỗi gia tăng thì ân điển càng dư dật”.  Họ đang cộng các “luật pháp”

-Những tư tưởng của nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, các chính sách tôn giáo hoặc các tổ chức tôn giáo,”bạn không thể được cứu trừ khi… là sứ điệp của họ”(congv 15:1) và trừ khi bạn phải tham gia vào nhóm của họ và tuân thủ luật lệ của họ.

-Nếu bạn can đảm đề cập đến Phúc-âm của ân điển như Chúa Jesus thì bạn hãy nương cậy vào năng quyền từ Thánh linh để đủ sức!  Và bạn nên nhớ rằng” Nếu ai truyền cho anh chị em một phúc âm nào khác với Phúc Âm anh chị em đã nhận, thì kẻ ấy đáng bị nguyền rủa.”(Gal 1:9).

-Khi một tội nhân tin nhận Đấng Christ và được tái sinh(Giăng 3:1-18), người ấy được tự do, người ấy được cứu rỗi- được chính Chúa Jesus chuộc mua và Ngài ban cho họ tự do.  Người ấy không còn ở trong xiềng xích tội lỗi hoặc Sa-tan, người ấy không còn sự ràng buộc bởi tôn giáo của con người (Gal 4:1-11, 5:1).”  Vậy, nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do”(Giăng 8:36).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét