CUỘC CHIẾN HATMAGHEDON.


A.DẪN NHẬP. 

           
Theo Kinh Thánh thì lịch sử loài người được dự báo sẽ bị hủy diệt sau khi xuất hiện đủ bảy cường quốc. Bảy cường quốc này ngày nay người ta đã xác định (?) như sau:





1 – Ê-díp-tô (thủ phủ chính là vùng Ägypt bây giờ) bắt đầu từ ?
2 – A-si-ri (…vùng Syri bây giờ) bắt đầu từ ?
3 – Ba-by-lôn (….vùng Irak bây giờ) bắt đầu từ 607 trước công nguyên (TCN)
4 – Mê-đi Phe-rơ-sơ (…vùng Iran bây giờ) bắt đầu từ 539 TCN
5 – Hy Lạp (bắt đầu từ 331 TCN)
6 - La-Mã (….vùng Itali bây giờ, bắt đầu từ 30 TCN)
7 - Anh-Mỹ bắt đầu từ 1763 sau công nguyên.(chưa rõ!)

Nếu như trên đã nói là đúng thì ngày nay chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của lịch sử nhân loại theo Kinh Thánh dự báo. Sự kết thúc thế gian hư mất và vinh hiển đời đời của vương quốc Đức Chúa Trời được biết qua trận chiến cuối cùng trong tên gọi Ha-ma-ghê-đôn hay còn gọi là A-ma-ghê-đôn(Armageddon/Meggido).  A-ma-ghê-đôn là một địa danh rất nổi tiếng trong Kinh Thánh đặc biệt là trong Cựu Ước và cũng là địa danh mà hiện nay được nhiều người chú ý. Đó không phải là vì giá trị lịch sử của nó song là vì giá trị của nó trong các lời tiên tri về tương lai.  Các nhà sử học tin là không có nơi nào trên thế giới có nhiều chiến trận xảy ra như tại A-ma-ghê-đôn là nơi ngày nay được biết đến như là Meggido.

Tường thành và các cổng của Meggido đã chứng kiến nhiều trận chiến do các cường quốc trong lịch sử gây ra:  Assyrians, Canaanites, Egyptians (Ai Cập) Greeks (Hy Lạp) Israelites (Do Thái) Persians (Ba Tư), Philistines, và Romans (La Mã).  Dầu trong thế chiến I, Meggido không phải là tiền đồn, song Thống Chế Anh Edmund Allenby cũng đã dùng Meggido để dân quân chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lại được xứ Thánh từ người Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 18 tháng 9, 1918.

Thánh kinh mô tả sự tàn khốc của trận chiến cuối cùng nầy leo thang đến cực độ và lôi kéo các nước phương đông tham chiến, các vua chúa trong thế gian xuất hiện, vì họ biết rằng đây là trận chiến chống lại Chiên Con.  Họ bị quyền lực của Ma-quỉ kích động, xô đẩy họ tham chiến để bị thiêu hủy bởi hơi thở của Chúa, và ứng nghiệm lời Thiên Chúa  trong Thánh kinh.  Cựu-ước cũng đã dự ngôn trận chiến cuối cùng nầy: Giô-ên 3:9-15; Giê-rê-mi 5:11-27; Sô-phô-ni 3:8. 

Con sông Euphrates rộng lớn là chủ đề của những lời tiên đoán trong sách Khải Huyền của Kinh thánh, nơi được tiên đoán là địa điểm diễn ra trận chiến Armageddon: "Thiên sứ thứ 6 đã trút hết những gì có trong bát xuống sông Euphrates và nước của sông đã cạn hết để mở đường cho các vị vua tới từ phương Đông".





B.NỘI DUNG.

I.  LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN.

1/. Theo địa lý

 

-Các học giả Kinh thánh thì cho rằng Ha-ma-ghê-đôn là núi Mê-ghi-đôn ý nầy được nhiều người trong giới nghiên cứu lịch sử Kinh thánh cho rằng đúng nhất.  Vì những người nầy cho rằng vào đời sừ đồ Giăng , núi Mê-ghê-đôn có độ cao 70 bộ(70 bộ Anh = 21,33600 mét)và ở trong vủng Cát-mên(Giôs 10:40, 11:16)còn các nguồn nước của Mê-ghê-đôn (Các quan 5:19) và đồng bằng cũng trũng Mê-ghê-đôn(2Sử 35:22)đã chứng kiến nhiều trận chiến kinh hồn củaTathanoaes II 1468 và năm 1917 của Lord Allenby nữa. 


-Ha-ma-ghê-đôn (Hy-bá-lai: Ác-ma-đê-ôn):  “là địa điểm của trận chiến quyết định vào ngày phán xét”.  Trong Kinh thánh chỉ dùng một lần trong Khải-huyền câu 16:16.  Nhiều học giả Thánh kinh cho rằng nó mang ý nghĩa: Núi của Mê-ghi-đôn.  Địa danh nầy nằm phía nam đồng bằng Git-rê-ên và trong Kinh thánh Cựu-ước nói đến địa điểm nầy như là một pháo đài quân sự Kiên cố nhất (Gio-suê 12:21; Các quan 1:27, 5:19; 2Các vua 9:27, 23:29).   Dầu rằng từ ngữ nầy chỉ ghi một lần trong Kinh thánh, nhưng trận chiến cuối cùng của thời đại nầy được mô tả thật cặn kẽ trong các chương của sách Khải-huyền 19:20-21; liên hệ với 14:14-20; 16:13-16 và 7:8-17.

-Địa điểm”Ha-ma-ghê-đôn”nầy có bốn ý nghĩa:

- Núi Ghê-ghi-đôn;
- Thành phố Mê-ghê-đôn;
- Núi của Hội chúng và Đồi sai trái của Ngài. 
- Nghĩa nguyên gốc tên nầy là "cắt đi" tức là "giết đi". 

-Meggido, hay đúng ra Tel Meggido là nơi đổ nát (the ruins) của một thành phố cổ 22 dặm Bắc Shechem  (Si-chem) và 15 dặm phía Nam thành phố Haifa.  Thành phố này nằm phía Nam thung lũng Meggido (II Sử Ký 35:22, Xa-cha-ri 12:11).  Thung lũng hình bầu dục này được gọi là thung lũng Jezreel.  Meggido nằm gần cửa ngõ đi vào thung lũng Jezreel và là một đèo đi qua dãy núi Carmel.  Thành phố này kiểm soát đường biển (Way of the Sea or Via Maris).  Đây là con đường thương mại giữa Ai Cập và vùng Lưỡng Hà (Masopotamia).  Vì vậy ngoài các quân xâm lược, nhiều nhà buôn đã đi qua vùng này và có thể đi vào các cổng của thành và vào thành. 

-Ngày nay vùng này có một kibbutz mang tên Meggido được xây dựng phía Đông Nam của thành phố cổ.  Theo Tiến sĩ Scofield chú thích về Ha-ma-ghê-đôn như sau:  Ha-ma-ghê-đôn là một núi và trũng xưa gọi là Mê-ghi-đô ở phía Tây sông Giô-đanh trên đồng bằng Gít-rê-ên, là nơi đã định trước cho cuộc chiến tranh lớn giữa Ðấng Christ và Antichrist .

2/. Ý nghĩa cuộc chiến Ha-ma-ghê-đôn theo Kinh thánh.

 

-Theo sách Khải Huyền 16:16, thì Ha-ma-ghê-đôn là chỗ đất mà con rồng đứng đầu với các tà thần với nhóm các vua khắp thế gian để chiến tranh với Ðức Chúa Trời Toàn-năng "trong ngày lớn" của Ngài. Có lẽ cũng là Mê-ghi-đô trong Cựu Ước (Các quan xét 5:19; Giô-suê 17:11).  Vì theo nguyên văn, thì tiếng gọi hai tên đó gần như nhau. Vả, đời xưa ở Mê-ghi-đô thường có cuộc chiến tranh, nhiều người bị giết; nên Kinh Thánh dẫn tên đất đó để chỉ về Chúa sẽ hủy diệt quân nghịch Ngài khi đến với các thánh đồ (II Các vua 9:27; 23:29; II Sử ký 35:22; Xa-cha-ri 12:11). 


-Sự cuối cùng của thế giới được ngày tận thế kết thúc đã xảy trận đánh thực tế cuối cùng giữa Thiên Chúa và Satan, thiện và ác. Kinh Thánh chỉ ra một chiến trường ở Meggido ở Israel ngày nay, với mỗi bên tham gia một loạt các bước mà sẽ dẫn đến, và mở ra, trong trận chiến này trên thực tế. Những gì trận chiến này sẽ như thế nào? Nơi nào những câu chuyện từ đâu đến, và làm thế nào họ có khác biệt trong lịch sử, giữa các tôn giáo? Đức Chúa Trời so với Satan: Trận chiến cuối cùng sẽ mất người xem trên một tour du lịch trong những ngày cuối cùng, và những khoảnh khắc, như hình dung của tín hữu của ba tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

-Khải-huyền 19:15 là câu cuối cùng nói lên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời phát lộ ra trước khi cuộc chiến khởi sự.  Chúa là Vua các vua.  Chúa các chúa. Khải-huyền 1:5, đã xưng Chúa là Đấng thống trị các vua trên quả đất nầy.  Trong khi thế gian, các vua chúa, các quốc gia trong thế giới tin tưởng đang hưởng một giai đọan hòa bình yên ổn An-ti-Christ kẻ chống lại Đấng Christ kích động các nước vùng dậy chống lại vương quốc Đức Chúa Trời, tức là Cơ-đốc giáo và những kẻ trung thành giữ lời dạy của Chúa.

3/. Ý nghĩa cuộc chiến Ha-ma-ghê-đôn theo lịch sử.  A-ma-ghê-đôn có giá trị lịch sử và có giá trị trong tiên tri của ngày tận thế cho nên đây là một địa danh được nhiều Cơ Đốc Nhân biết đến và quan ngại.

 

-Theo Cựu Ước khi dân Do Thái vào chiếm đất hứa Canaan, Giô-suê đánh bại quân Meggido và giết chết vua của họ (Giô-suê 12:21).  Vùng đất này được chia cho chi phái Ma-na-se (Giô-suê 17:11) song chi phái này không chiếm dụng được Meggido (Các Quan Xét 1:27).  Thành phố nằm ngoài lãnh thổ của nước Israel cho đến khi David chiếm lại được vào khoảng năm 1000 TC.

-Sô-lô-môn (967-927) phát triển thành phố, xây nhiều lâu đài và xây tường chung quanh với một hệ thống các cổng thành.  Thành phố này được  dùng làm thủ đô hành chánh cho vùng trong thời kỳ thống nhất Vương Quốc (United Monarchy) I -Các Vua 4:12), và cũng là một trong ba thành phố dành cho các chiến xa để bảo vệ đường biển (Via Maris).  Các đồn lũy, lâu đài, hệ thống nước của Meggido trong thời kỳ Israel vẫn còn giữ nguyên chưa khai quật bởi các nhà khảo cổ.

-Dân thành phố này bị quân của Pha-ra-ôn Shoshenq chiếm (Trong Kinh Thánh gọi là Si-sắc (Shishak)) vào khoảng năm 922 TC, nó được xây dựng bởi vua O-mri hoặc A-háp vào giữa thế kỷ thứ 9 TC.  Thành phố này của Israel bị Tiglath – Pileser III vua của Vương Quốc A-sy-ri chiếm vào năm 732 BC.  A-sy-ri biến Meggido thành thủ phủ của tỉnh Ga-li-lê của đế quốc A-sy-ri.  Sau khi đế quốc A-sy-ri suy sụp, King Giô-sia của nước Giu-đa đem quân đến Meggido chận quân của Pha-ra-ôn Mecoh III của Ai Cập.  Giô-sia thất bại trong cố gắng ngăn chân quân Ai Cập liên kết với quân A-sy-ri để chống lại quân Ba-by-lôn (II Các Vua 23:29).  Trong thời kỳ của người Hy Lạp Meggido bị bỏ hoang.  Trong thời kỳ của người La Mã, một đội quân La Mã đóng tại đây.

-Meggido giữ một địa vị quan trọng trong cách giải nghĩa tiên tri của thời kỳ cuối cùng.  Một số các nhà giải nghĩa tiên tri theo sách Khải Huyền cho rằng   trận A-ma-ghê-đôn trên đồi Meggido là trận chiến quyết liệt cuối cùng giữa Đông và Tây (Khải Huyền 16:16).  Thật ra trận chiến vĩ đại nhất này sẽ xảy ra tại Giê-ru-sa-lem được gọi trong Khải Huyền là “trận chiến vào ngày trọng đại của Đức Chúa Trời Toàn Năng” (Khải Huyền 16:14).  A-ma-ghê-đôn là điểm dàn quân cho trận chiến lớn trong đó Đấng Mê-si sẽ xuất hiện với đạo quân siêu nhiên cho “Ngày của Đức Chúa Trời (Khải Huyền 1:10; 16:12-16; 19:19, I Tê-sa-lô-nia 5:2. Giô-ên 1:15, 2:11, 2:31).

-Tham gia trong trận chiến này có lẽ đạo quân của các nước Tây Phương sẽ liên kết chống lại liên hiệp quân của các nước Hồi Giáo và các nước Á Châu từ miền Đông (Khải Huyền 16:12).  Đây là chiến tranh nguyên tử giữa Đông và Tây.  Sau chiến tranh nguyên tử giữa Đông và Tây (Khải Huyền 9:1-11, 13-21) hai bên sẽ dàn quân vào miền Trung Đông.  Sách Khải Huyền xác nhận Sa-tan sẽ hành động qua các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo là những người chịu trách nhiệm cho cuộc chiến này.  Đức Chúa Trời sẽ không can thiệp vào cuộc chiến giữa hai phía, có lẽ là trận chiến nguyên tử vĩ đại, sẽ giết chết hết mọi người (Ma-thi-ơ 24:22).
Các nhà lãnh đạo quân sự miền Tây sẽ dàn quân tại A-ma-ghê-đôn để chống lại quân ở phía Đông với mục đích là chiếm các vùng dầu hỏa trù phú của miền Đông.  Quân miền Tây có lẽ sẽ đổ quân lên Haifa và tiến vào A-ma-ghê-đôn.  Từ đó họ sẽ tiến quân vào Giê-ru-sa-lem, và trận chiến cuối cùng sẽ diễn ra tại Giê-ru-sa-lem.

-Điểm chính của trận chiến là Thung Lũng Jehosaphat (Giô-ên 3:2; 3:12) cũng được gọi là Thung Lũng Quyết Định (Valley of Decision) (Giô-ên 3:14), thung lũng này nằm giữa thành Giê-ru-sa-lem và núi Olives, ngày nay được gọi là thung lũng Kidron.  Nơi đây Đấng Mê-si-a sẽ xuất hiện với đạo quân siêu nhiên của Ngài để chống lại các đạo quân miền Đông và miền Tây.  Khi Ngài trở lại Ngài sẽ đứng trên núi Olive (Xa-cha-ri 14:1-4).  Máu của quân thù sẽ lên cao đến hàm thiết ngựa. (Khải Huyền 14:20).




II. CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN ĐẾN TỪ ĐÂU(Nguồn gốc).
Trước khi trái đất có thể được biến thành địa đàng, người ác phải bị hủy diệt (Thi-thiên 37:38). Ðiều này sẽ xảy ra tại Ha-ma-ghê-đôn, tức trận chiến của Ðức Chúa Trời nhằm dẹp bỏ sự gian ác. Kế tiếp, Sa-tan sẽ bị giam cầm lại và khi ấy sẽ không còn người ác nào để làm hư hại trái đất. Chỉ dân Ðức Chúa Trời sẽ sống sót (Khải-huyền 16:14, 16; 20:1-3). Chúng ta được biết, ngày tận thế của thế giới được mô tả trong cuốn Kinh Thánh qua bức tượng trong giấc chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa (thuộc cường quốc Ba-by-ôn mặc dù ông ta không nhớ lại được giấc mơ đó) được nhà tiên tri Đa-ni-ên giải nghĩa cho chính ông vua đó(Đa-ni-ên 2:31-35):…Tóm tắt lại như sau:
-Cái đầu bằng vàng đại diện cho cường quốc của ông vua này (thuộc cường quốc Ba-by-lôn).  Phần bạc đại diện cho cường quốc Mê-đi Phe-rơ-sơ.  Phần đồng cho cường quốc Hy Lạp.  Phần sắt cho cường quốc La Mã và phần sắt lẫn đất sét cho cường quốc Anh Mỹ. ..Đa-ni-ên giải thích tiếp cho vua Nê-bu-cát-nết-sa(Đa-ni-ên 2:41-43):…Điều này cho chúng ta thấy vào thời kỳ cuối cùng này thế giới bị phân chia ra thành các nước có các thể chế chính trị khác nhau và luôn luôn muốn thôn tính nhau….. như ngày nay.

-Còn hòn đá đập vào chân bức tượng làm cho bức tượng vỡ tan tành thì chúng ta hiểu đơn giản là đó là sự va chạm giữa thiên thạch với trái đất dẫn đến ngày tận thế của thế giới mà Kinh Thánh gọi là trận chiến Ha-ma-ghê-đôn của Đức chúa trời để lập lên một thiên đường trên trái đất chỉ cho những người tôn thờ Chúa.  Vậy,  thì khi nào trận chiến này sẽ xảy ra. Trong các trang của Kinh Thánh còn lại mà các sự kiện chưa thấy xuất hiện trên thế giới có câu đáng chú ý là: “Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối, người sẽ giận lắm mà đi đến để tàn phá và hủy diệt nhiều người. Người sẽ đặt các trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh. Song người sẽ đến sự cuối cùng mình, và chẳng có ai đến giúp đỡ người cả“. – Đa-ni-ên 11:44,45.

-Vào thời Đa-ni-ên thì “biển“ là Địa Trung Hải và “núi“ thánh là Si-ôn từng là nơi có đền thờ của Đức Chúa Trời (thuộc đất Israel bây giờ). Còn “Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối…“ là những tin tức gì và “người“ ở đây là ai?

-Các câu có liên quan:  Đức Chúa Trời nói với Sa-tan “Ta sẽ…đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra““Ta sẽ …khiến ngươi đến từ phía cực bắc, và đem ngươi lên trên các núi của Y-sơ-ra-ên“. –Ê-xê-chi-ên 38:4;39:2.   Ở đây,  sự trình bày chỉ mang máng hình dung ra các sự kiện chính có thể xảy ra như sau:   Càng ngày Nga và Trung Quốc sẽ quan tâm hơn nữa tới Iran (bởi vì họ thấy TT. Obama quá hiền), bằng cách bán cho Iran nhiều hệ thống tên lửa hịên đại để Iran “phòng thủ“ trước sự đe dọa của Mỹ và phương tây. Trong khi Iran tuyên bố không chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng lại tuyên bố “xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới“ mà rõ ràng Iran biết Israel đã có vũ khí hạt nhân từ lâu. Chiến tranh giữa Israel và Iral sẽ xảy ra và dĩ nhiên Mỹ sẽ nhảy vào giúp Israel, sự hủy diệt ở Iral là có thể và khi đó Putin sẽ bị móc sắt lôi ra từ phía cực bắc và Trung Quốc từ phương Đông quyết định cứu Iral (đã có ý đồ tuyên chiến với Mỹ). Thế là đại chiến 3 nổ ra đã hủy diệt loài người. Dĩ nhiên ở dưới nghĩa địa thì mới có Thiên Đường của Đức Chúa Trời cho những ai tôn thờ chúa và địa ngục cho những người còn lại. Vì vậy nguyên nhân tận thế của thế giới có thể không phải do sự va chạm của thiên thạch với trái đất mà là vũ khí hạt nhân.

III. AI SẼ BÙNG NỔ CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN?(Nguyên nhân).

1/. Ba tà linh xuất hiện

-Con rồng lớn màu đỏ.  Nó có bảy đầu và mười sừng, bảy đầu đội bảy mão. Đuôi nó kéo một phần ba các ngôi sao trên trời, đem quăng xuống đất (Khải12:3-4a).

-Con thú từ dưới biển lên. Nó có mười sừng và bảy đầu, mười sừng đội mười mão, và bảy đầu mang những danh hiệu phạm thượng. Con thú giống như con báo, nhưng có chân như gấu và miệng như miệng sư tử Con rồng đã ban cho nó năng lực mình, ngai báu mình và uy quyền lớn(Khải 13:1-2).

-Con thú khác từ dưới đất lên. Nó có hai sừng như sừng chiên con và nói như một con rồng.  Nó sử dụng mọi uy quyền của con thú thứ nhất trước mặt con thú ấy. Nó bắt ủa đất và dân cư khắp thế giới thờ lạy con thú thứ nhất, tức con thú có vết tử thương đã được lành(Khải 13:1-2).

2/. Lý do tại sao Kinh thánh cho biết(nó là ba tà linh). vì chúng là linh của các quỷ làm dấu lạ, đi đến các vua khắp thế giới nhằm họp họ lại để tham chiến trong ngày vĩ đại của Đức Chúa Trời Toàn Năng (Khải 16:14).  Mục đích của chúng là chống lại Đức Chúa Trời.
           
2.1 Con rồng lớn màu đỏ.  

-Một cuộc chiến tranh bùng nổ trên trời: Mi-ca-ên và các thiên sứ mình tiến công con rồng. Con rồng và các thiên sứ nó đánh lại,  nhưng không thắng nổi nên mất hết chỗ đứng trên trời.  Con rồng lớn, tức con rắn xưa, được gọi là quỷ vương và Sa-tan, là lũ lừa gạt tất cả dân cư thế gian, bị quăng xuống đất cùng các thiên sứ nó.(Khải 12:7-9).  Sa-tan, nó luôn là kẻ dối gạt như thế và nó đến rỉ tai với bà Eva qua thân xác vay mượn của con rồng lửa bay có chân, là loài khủng long lửa tức con rắn xưa, Kinh thánh gọi tên nó là con Lê-vi-a-than hay là con Ra-háp là con quái vật to lớn dưới biển sâu, mũi thở ra khói và miệng khè ra lửa (sách Gióp 41). Nó thường sống giữa biển khơi là sinh vật có tính tam cư . Hỡi cả đất Phi-li-tin, chớ vui mừng bởi cớ roi đánh ngươi đã gãy; vì từ giống rắn sẽ sanh ra thuồng luồng, thuồng luồng sẽ sanh ra rắn lửa bay. (Ê-sai 14:29). Nó  vừa sống dưới nước và sống trên cạn và bay trên không. Nó không nói được tiếng người là tiếng Hê-bơ-rơ cổ, (cổ ngữ duy nhất thời đó) nhưng Sa-tan khiến nó nói được tiếng loài người như Chúa đã dùng con lừa mà nói tiếng người nhằm ngăn cản tiên tri Ba-la-am phạm tội (không phải với hình dạng như của con rắn ngày nay),

-Khi con rồng thấy mình bị quăng xuống đất, liền đuổi bắt người đàn bà đã sinh con trai.Nhưng nàng được ban cho hai cánh đại bàng để bay vào chỗ của nàng trong sa mạc. Tại đó, nàng được nuôi dưỡng một thì, các thì và nửa thì, cách xa mặt con rắn. Miệng con rắn phun nước ra như sông đuổi theo người đàn bà, để cuốn trôi nàng trong dòng nước. Nhưng đất tiếp cứu người đàn bà bằng cách hả miệng nuốt dòng sông phun ra từ miệng con rồng.  Con rồng căm giận người đàn bà, nên đi tiến công các dòng dõi khác của nàng, tức là những người vâng giữ các điều răn Đức Chúa Trời và có lời chứng của Đức Giê-su. Con Rồng đứng trên bãi cát bờ biển(Khải 12:13-17).

2.2 Con thú từ dưới biển lên..
           
Một trong bảy đầu như bị tử thương, nhưng vết thương ấy được lành và cả thế giới đều kinh ngạc mà theo con thú.  Người ta thờ lạy con rồng vì nó đã cho con thú uy quyền mình, cũng thờ lạy con thú mà rằng: “Ai sánh được với con thú. Ai có thể chiến đấu chống lại con thú?” Nó được ban cho cái miệng nói đại ngôn và phạm thượng và được quyền hoạt động trong bốn mươi hai tháng.  Nó mở miệng nói phạm thượng chống Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài và dân trên trời!  Nó được phép tiến công các thánh đồ và thắng họ. Nó cũng được ban cho uy quyền thống trị tất cả các chi tộc, dân tộc, ngôn ngữ và quốc gia.  Tất cả dân cư thế gian đều thờ lạy nó, tức là những kẻ không có tên ghi trong sách Sự Sống của Chiên Con là Đấng đã bị giết từ khi sáng tạo vũ trụ (Khải 13:3-8).Ctd: Sách Sự Sống của Chiên Con đã bị giết, là Sách được viết từ khi sáng tạo vũ trụ

2.3 Con thú khác từ dưới đất lên.

Nó làm những dấu lạ lớn đến nỗi khiến lửa từ trời rơi xuống đất trước mặt người ta.  Nó lừa gạt dân cư thế gian bằng những dấu lạ nó được phép thực hiện trước mặt con thú. Nó bảo họ tạc tượng con thú đã bị gươm đâm mà còn sống.  Nó được quyền hà sinh khí vào tượng con thú cho tượng nói được và khiến tất cả những người không thờ lạy tượng con thú đều bị giết đi.  Nó cũng khiến tất cả loài người, nhỏ lớn, giàu, nghèo, tự do và nô lệ đều phải nhận một dấu hiệu trên tay phải hoặc trên trán, người nào không có dấu hiệu ấy, tức là tên con thú hay chữ số tên nó, đều không thể nào mua bán được (Khải 13:13-17).

3/. Lý do tại sao chiến lược của chúng nó đến từ miệng của ba tà linh.

-Con rồng là con rắn xưa(c 9) muốn tiếp tục giao tranh với quyền lực của Thiên Chúa, nên lần này Thánh kinh diển tả nó trang bị hùng hậu hơn ,vẫn nuôi mưu đồ phản nghịch và tìm mọi phương kế để tranh chiến với Đức Chúa Trời Toàn Năng.  Nhưng nó đã thất bại hoàn toàn, Chúa bày tỏ để Hội thánh Ngài vững vàng hơn khi đối diện với cuộc sống hiện tại và trong tương lai khi Ngài trở lại.

-Sa-tan vẫn đang tiếp tục hoạt động trong lịch sử nhân loại muốn chống lại lịch sử cứu chuộc của Đức Chúa Trời vĩ đại cứu chúng ta.  Với mưu mô xảo trá Sa-tan đã cải trang-hóa thân bằng nhiều cách để lừa dối con người.  Nhưng ai sẵn lòng vì chân lý Phúc-âm sẽ nhận diện ra nó và họ sẽ thắng được nó nhờ huyết Chiên Con và sự làm chứng về Phúc-âm(12:11-12)

Tại sao chiến lược của chúng nó đến từ miệng các tà linh? 

-Chúng ta biết từ thời tổ phụ loài người A-dam/Ê-va,  Sa-tan đã hóa trang bởi hình ảnh con rắn đi dụ dỗ người phụ nữ đầu tiên với những lời ra từ miệng nó”xảo trá”.  Sa-tan thấy rằng đây là phương pháp đem lại hiệu quả nhất cho cuộc chiến chống lại Đức Chúa Trời.  Cho nên, nó vẫn áp dụng cách này để lừa gạt các dân cư sống trên y như đã lừa tổ phụ loài người trong những ngày sống trên đất.

-Trải qua các thời kỳ cho đến thời Chúa Jesus Ngài cũng dặn dò các tín hữu Ngài rằng hãy cận thận khi nghe (Lu 8:18)  và “Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe, e kẻo bị trôi lạc chăng”(He 2:1).

IV. QUI MÔ VÀ TÍNH CÁCH CỦA CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN LÀ THẾ NÀO?

1/. Phô bày tội ác của những kẻ chống nghịch.

-Giu-đe câu 14,15 “Ấy cũng vì họ mà Hê-nóc, là tổ bảy đời kể từ  A-đam, đã nói tiên tri rằng: Này, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó nói nghịch cùng Ngài.”

- Ê-sai 26:21 “Và này, Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài, đặng phạt dân cư trên đất vì tội ác họ. Bấy giờ đất sẽ tỏ bày huyết nó ra và không còn che đậy những kẻ đã bị giết nữa

2/. Sự tiêu diệt kẻ ác.

-2 Têsalônica 2:8 “Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện  ra, Đức Chúa Giê-xu sẽ dùng hơi miệng Ngài mà hủy diệt nó và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài đến”.

-2 Têsalônica 1:7-9 “Và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Giê-xu từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa  hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng phục Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ  chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài.”

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN VÀ CON THÚ THỨ BẢY THẾ NÀO? 

Con thú xuất hiện trước kia nhưng hiện nay không còn, sắp lên từ vực thẳm và đi vào cõi diệt vong. Các dân cư trên thế giới không có tên ghi trong sách sự sống từ khi sáng thế sẽ kinh ngạc khi thấy con thú vì nó đã có trước kia, nay không thấy nữa, nhưng sẽ xuất hiện(Khải 17:8). là con thú có bảy đầu và mười sừng(khải 17:7).  Cho thấy con thú nầy là con thú được nói đến trong(Khải 13:1-2), nó đã biến mất trong một thời gian bây giờ nó sẽ xuất hiện cách bất ngờ trong thiên hạ.

1/. Con thú, các vua của thế gian và các quân đội họ tập trung để chiến tranh với Đấng cưỡi ngựa và quân đội Ngài. Nhưng con thú bị bắt sống cùng với tiên tri giả là kẻ đã làm các dấu lạ trước mặt nó để lừa gạt những kẻ đã nhận dấu ấn của con thú và những kẻ thờ lạy thần tượng nó. Cả hai đều bị quăng sống xuống hồ lửa diêm sinh cháy phừng. Những người còn lại đều bị giết do lưỡi gươm ra từ miệng của Đấng cưỡi ngựa và tất cả chim chóc đều ăn thịt họ no nê (Khải 19:19-21).

2/. Hết hạn một ngàn năm đó, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục tù và đi lừa gạt các dân tộc bốn phương trên đất, dân Gót và Ma-gót, rồi tập trung chúng để chiến tranh, đông như cát biển.  Chúng kéo lên khắp mặt đất, bao vây trại quân các thánh đồ và thành phố thân yêu, nhưng lửa từ trời đổ xuống thiêu nuốt chúng.  Còn quỷ vương là kẻ đã lừa gạt chúng thì bị quăng xuống hồ lửa diêm sinh cháy phừng, là nơi con thú và tiên tri giả đã bị ném xuống từ trước. Chúng đều bị khổ hình cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời (Khải 20:7-10).

Cuối cùng con thú thứ bảy cùng với các con thú khác chỉ là sự tượng trưng về các thế lực chống đối nghịch cùng Đức Chúa Trời mà chúng ta cần thận trọng: “Vì chúng ta chiến đấu, không phải với người phàm, nhưng chống lại những kẻ lãnh đạo, giới thẩm quyền, và những bậc quyền thế của thế giới tối tăm này cùng những thần linh gian ác trên các tầng trời (Ê-ph 6:12).  Chúng quả là những thần của ma quỷ, chúng làm những dấu lạ và đi đến với vua chúa trên khắp cả thiên hạ, nhằm tập hợp họ lại để giao chiến trong Ngày lớn lao của Thiên Chúa Toàn Năng (Khải 16:14).

VI. Ý NGHĨA SỰ CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN?

1/.Chúa Jesus trở lại.

 

-Lúc đó, Chúa sẽ lấy vinh hiển mà đến, để giải cứu dân sót lại của Ngài đang bị vây bởi cường quốc ngoại bang dưới quyền Con Thú và Tiên tri giả (Khải Huyền 16:13-16; Xa-cha-ri 12:1-9).  Dường như các cơ binh vây thành mà Ê-sai 10:28-32 mô tả, lấy làm sợ vì các dấu hiệu tỏ ra Chúa đến (Ma-thi-ơ 24:29-30),  nên rút lui đến Mê-ghi-đô, sau những sự Xa-cha-ri 14:2 chép sẽ xảy ra.

 

-Tại đó, các cơ binh bắt đầu bị hủy diệt, và ở xứ Mô-áp trên đồng bằng Y-đu-mê mới tận diệt (Ê-sai 63:1-6). Chiến trận nầy là sự xảy ra thứ nhứt trong "Ngày của Ðức Giê-hô-va Vạn quân (Ê-sai 2:12), và làm cho ứng nghiệm lời tiên tri trong Ða-ni-ên 2:34 về "Hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng và làm cho tan nát".

 

-Xachari 8:3,7,8 “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã xây lại cùng  cùng Si-ôn và Ta sẽ ở giữa Giêrusalem; Giêrusalem sẽ được gọi là thành chơn thật; núi của Đức Giê-hô-va Vạn quân sẽ được gọi là núi thánh...Đức Giê-hô-va Vạn quân phán như vầy: Này, Ta  sẽ giải cứu dân Ta từ phương đông phương tây và đem chúng nó đến, chúng nó sẽ ở giữa Giêrusalem, làm dân của Ta, còn Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó trong sự chơn thật và công bình.”

 

2/.Chúa Jesus ban thưởng cho con cái Chúa.

 

-Lời Chúa phán rằng:"Nầy ta đến mau chống và đem phần trưởng theo với ta để trả cho mọi người tuỳ theo công việc họ làm" (Khải huyền 22:12) Mục đích của Chúa là đem phần thưởng trả cho con cái Ngài, tuỳ theo việc làm của mỗi người Chúa trả. Ai trung tín nhiều được phần thưởng nhiều, ai trung tín ít được phần thưởng ít, ai không có chi thì được cứu dường như qua lửa . Chứng thật cho việc nầy: "Vì chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập là Ðức Chúa Jêsus Christ, nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, cỏ khô, rơm rạ mà xây nền đó thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra."(I Côrinhtô 3:11-15).  Hưởng phần thưởng trong ngày Chúa tái lâm là một vinh hạnh tột cùng không chi sánh kịp, vì gieo giống chi lại gặt giống ấy.

-Bây giờ trong đời nầy chúng ta xây trên nền Hội thánh là Jêsus với tấm lòng thể nào, với công việc ra sao, thì ngày đến mới có thể lãnh phần thưởng. Những tín hữu Cơ-đốc, sẽ hỏi một câu chắc rằng ai cũng trả lời như một, ấy là: Ai là kẻ trông mong lãnh phần cuả Chúa, phần thưởng tốt nhứt ? Chắc ai cũng xướng lên rằng: Tôi, tôi, tôi. Muốn lãnh phần thưởng không phải Chúa không cho nhưng có điều là chúng ta tự xét lấy mình thử chúng ta đáng lãnh phần thưởng như thế nào? Chúng ta đã xây gì trên Hội thánh Chúa: Vàng chăng? Bạc chăng? Bưủ thạch, gỗ cỏ khô rơm rạ chăng? Anh em và quý vị đã xây gì? vàng chỉ về sự quý giá vinh hiển, còn lại không hư bởi lửa bạc cũng còn lại bửu thạch cũng quý giá còn lại, gỗ chỉ về sự cần dùng của đời. Cỏ khô rơm rạ chỉ về sự hư không của đời không còn lại. Ai muốn lãnh phần thưởng phải tự xét lấy mình, chúng ta đã xây gì trên Hội thánh Chúa, nó còn lại chăng? Nó quý báo chăng? Công khó của chúng ta như thế nào trong nhà Chúa. Kinh thánh an uỉ rằng: "Công khó của anh chị em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu?" Hữu ích lắm, phần thưởng trọng lượng lắm.
Ðức Chúa Jêsus chẳng phải chỉ có mục đích đem sự sống đời cho con cái và phần thưởng cho con cái yêu dấu của Chúa mà cũng đến để:
3./ Chúa Jesus phán xét thế gian.
-Thánh Kinh chép rằng:"Kìa Ngài đến giữa đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy Ngài, cả những kẻ đâm Ngài cũng vậy, hết thảy những chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài."(Khải huyền 1:7b) Trong cái đám khóc than nầy, chúng ta tưởng cũng lắm con cái Chúa là kẻ bấy lâu tin Ngài, song vì sự yếu đuối tội lỗi xấu xa nay bị bỏ lại. (Mathiơ 24:30) chép rằng:"Khi ấy điềm con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc ở dưới đất sẽ đắm ngực, và thấy đại quyền đại vinh ngự trên mà xuống" Thử hỏi tại sao thế gian khóc, thế gian đấm ngực, thế gian nghiến răng? tỏ ra ấn ức, tức tối, hối hận? Ðáng lẽ thấy Jêsus là kẻ đã nghe về Tin lành, có kẻ đã tin nhưng về sau bị tình đời lôi cuốn, khi thấy Jêsus đến họ nhớ lại mà tức tối, hối hận, song không còn dịp nửa nên họ khóc lóc đấm ngực kêu rên.
-Sau khi Chúa tiếp rước tín đồ để cùng nhau hội hiệp trên không trung và Chúa xét công khó tín đồ, rồi Ngài phát phần thưởng tuỳ theo công việc của mọi người. Lúc bấy giờ Chúa và con cái Ngài sẽ được vinh hiển vô cùng. Chúa sai thiên sứ bắt ma quỉ xiềng lại bỏ vào hồ lửa đau khổ đời đời. Những người không tin Chúa phản loạn cùng Chúa, bị ở với ma quỉ trong địa ngục. (Khải huyền 20:4-5).
-Khải huyền 20:4 “Tôi lại thấy những ngai và những người ngồi trên ngai được quyền xét đoán. Kế đó, tôi thấy linh hồn những kẻ đã phải chết chém vì sự làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu và vì lời Đức Chúa Trời, linh hồn những kẻ chẳng thờ lạy con thú cùng hình tượng nó, chẳng nhận dấu hiệu nó, hoặc trên trán hoặc trên tay. Các người ấy được sống và trị vì với Đấng Christ trong một ngàn năm. “
-Ê-sai 11:1,2,4,5,9 Có một Chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một Nhánh từ rễ nó sẽ ra trái. Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là Thần Khôn ngoan và Thông sáng, Thần Mưu toan và Mạnh sức, Thần Hiểu biết và Kính sợ Đức Giê-hô-va... Nhưng Ngài sẽ dùng sự công bình xét đoán kẻ nghèo và xử lẽ ngay thẳng cho kẻ nhu mì trên đất. Ngài sẽ đánh thế gian bằng cây gậy của miệng mình và lấy hơi thở nơi môi mà giết kẻ ác. Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, sự thành tín sẽ làm dây ràng hông... Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai trong cả núi thánh của Ta; vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển
4./ Chúa Jesus đắc thắng trị vị.  
-Thi-thiên 97:1,2 Đức Giê-hô-va cai trị, đất hãy mừng rỡ; các cù lao vô  số khá vui vẻ. Mây và tối tăm ở chung quanh Ngài; sự công bình và sự ngay thẳng làm nền của ngôi Ngài.  Giêrêmi 23:5,6 “Đức Giê-hô-va phán: Này, những ngày đến, bấy giờ Ta sẽ dấy lên cho Đa-vít một Nhánh Công bình. Ngài sẽ cai trị làm vua, lấy cách khôn ngoan mà ăn ở, làm sự chánh trực công bình trên đất. Đang thời vương đó, Giu-đa sẽ được cứu, Ysơraên sẽ ở yên ổn và người ta sẽ xưng danh Đấng ấy là: Đức Giê-hô-va sự Công bình của chúng ta”.
-Khải-huyền 11:15 “Vị thiên sứ thứ bảy thổi loa, có những tiếng lớn vang ra trên trời rằng: Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời
-Khải-huyền 19:12,15,16 “Mắt Ngài như ngọn lửa; trên đầu có nhiều mão triều thiên, lại có đề một danh, ngoài Ngài ra không ai biết được... Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn năng. Trên áo  tơi và trên đùi Ngài có đề một danh là : VUA CỦA CÁC VUA Và CHÚA CỦA CÁC CHÚA.”
VII. MỐI QUAN HỆ GIỮA CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN VÀ CƠN ĐẠI NẠN?

“Vì đã có sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đang hành động rồi, song Đấng còn ngăn trở cần phải được cất đi. Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra, Đức Chúa Giê-xu sẽ dùng hơi  miệng Ngài mà hủy diệt nó và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài  đến.” (2 Têsalônica 2:7,8)

Theo Kinh thánh sách Khải-huyền thì những sự kiện xảy ra cho thấy, cơn đại nạn là khởi đầu cho việc Chúa trở lại trong thế gian lần thứ hai để kết thế giới nầy.  Ngài giáng những cơn thạnh nộ xuống trần gian nhằm để: cảnh tĩnh dân sự của Ngài đồng thời trừng phạt những thế lực chống nhịch Ngài.  Và cuộc chiến Hamaghedon tàn khốc xảy ra để đưa đến sự tái lâm Chúa càng vinh hiển hơn.   Trước hết, chúng ta  sẽ nghiên cứu về những sự kiện quan trọng mà chính Chúa Jesus đã công bố việc Chúa trở lại theo sách Ma-thi-ơ.

1/. Theo Sách Ma-thi-ơ: Chính Chúa Jesus, Ngài chỉ dẫn thật cụ thể từng giai đoạn để chúng ta biết rõ sự trở lại của Ngài như thế nào.  Sự liên quan với cuộc chiến Hamaghedon và cơn đại nạn có thể ghi nhận theo Ma-thi-ơ thì nó bao gồm các hiện tượng trong đó mà Chúa Jesus đã tiên  tri:

1.1 Tôn giáo giả và chiến tranh:  Khi Đức Giê-su đang ngồi trên núi Ô-liu, các môn đệ đến gặp và hỏi riêng Ngài: “Xin Thầy nói cho chúng con biết khi nào những điều nầy sẽ xảy ra và có dấu hiệu gì báo trước ngày Thầy quang lâm và kỳ tận thế? Đức Giê-su đáp: “Hãy thận trọng đừng để ai dẫn dụ các con lạc lối. Vì nhiều người sẽ mạo danh Thầy mà đến, tự xưng: ‘Ta là Chúa Cứu Thế’ và lừa gạt nhiều người. Các con sẽ nghe về chiến tranh và tin đồn về chiến tranh. Hãy coi chừng, đừng bối rối, những việc ấy phải xảy đến nhưng chưa phải là tận thế đâu. Dân này sẽ nổi dậy chống nghịch dân khác, nước nọ chống lại nước kia và có đói kém, động đất tại nhiều nơi. Tất cả những điều này chỉ là khởi đầu cơn đau chuyển bụng”(Mat 24:1-8).

1.2 Sự tội ác gia tăng: Bấy giờ người ta sẽ hành hạ và sẽ giết các con và vì cớ danh Ta mà các con sẽ bị mọi dân ghét bỏ  Lúc đó nhiều người sẽ sa ngã, phản bội và thù ghét nhau.  Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và lừa gạt nhiều người.  Vì sự gian ác sẽ gia tăng nên tình yêu thương của nhiều người cũng phai nhạt dần.  Nhưng ai kiên trì chịu đựng cho đến cùng sẽ được cứu rỗi”(Mat 24:9-12).   

1.3 Điểm son cho việc cuối cùng: Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời sẽ được truyền giảng khắp thế giới để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ tận thế sẽ đến.”…” Vì bấy giờ sẽ có hoạn nạn lớn đến nỗi từ khi tạo dựng trời đất đến nay chưa từng có như vậy, và sau này cũng sẽ không bao giờ có nữa.  Và nếu số những ngày ấy không giảm bớt thì không ai sống sót nổi, nhưng vì những người được chọn, các ngày ấy sẽ được giảm xuống.  Lúc đó nếu ai nói với các con: ‘Này, Chúa Cứu Thế đang ở đây’ hay ‘ở đó’ thì đừng tin.  Vì các Chúa Cứu Thế giả và tiên tri giả sẽ xuất hiện làm nhiều dấu lạ, phép mầu lớn để lừa dối và nếu có thể được, họ lừa gạt ngay cả những người được chọn. Này, Thầy đã báo trước cho các con. Vậy nếu người ta bảo các con: ‘Kìa, Ngài đang ở ngoài đồng hoang,’ thì đừng đi ra đó; hoặc: ‘Này, Ngài đang ẩn trong phòng kín’ thì đừng tin.  Vì như tia chớp phát ra từ phương đông lòe sáng đến tận phương tây thể nào, thì sự quang lâm của Con Người cũng sẽ như thế.  Xác chết ở đâu, diều hâu bâu lại đó.” (Mat 24:14, 21-28).

1.4  Giai đoạn sự cuối rốt-tận thế:  Ngay sau những ngày hoạn nạn đó,
Mặt trời trở nên tối tăm, Mặt trăng không còn chiếu sáng, Các ngôi sao từ trời sa xuống Và quyền năng trên các từng trời rúng độngNt: bốn gió .  Bấy giờ điềm của Con Người sẽ xuất hiện trên bầu trời; tất cả các dân tộc trên đất sẽ than khóc khi thấy Con Người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà đến.  Ngài sẽ sai các thiên sứ thổi kèn vang dội, tập họp những người được chọn khắp bốn phương, từ chân trời nầy đến chân trời kia
.” (Mat 24:29-31).
 Vậy theo sách Mathio thì có bốn giai đoạn sẽ xảy ra trong thế giới loài người phải chịu gánh lấy.

2/. Theo Khải huyền:  Chính Chúa Jesus cũng khải báo cho sứ đồ Giăng.  Theo thứ tự của tác giả thì cơn đại nạn xảy ra cách rõ rằng hơn.

Cơn đại nạn (Khải ch 15:8-21).

-Mặt trời được quyền đốt cháy loài người bằng lửa.  Người ta bị nung đốt bởi sức nóng dữ dội, bèn xúc phạm đến danh Đức Chúa Trời, là Đấng có quyền trên các tai họa này, nhưng họ không chịu ăn năn và tôn vinh Ngài.

-Vương quốc con thú bị tối tăm. Người ta cắn lưỡi vì đau đớn; và họ phạm thượng với Đức Chúa Trời trên trời vì cơn đau đớn và ung nhọt của mình, nhưng rồi họ cũng không chịu ăn năn các việc mình đã làm.

-Dòng sông lớn Ơ-phơ-rát, nước sông cạn khô để dọn đường cho các vua phương đông đến. Lúc ấy, ba tà linh ô uế giống như ếch nhái từ miệng con rồng, miệng con thú và miệng tiên tri giả nhảy ra vì chúng là linh của các quỷ làm dấu lạ, đi đến các vua khắp thế giới nhằm họp họ lại để tham chiến trong ngày vĩ đại của Đức Chúa Trời Toàn Năng.

-Các thế lực chống đối Đức Chúa Trời, chúng tập họp họ tại một địa điểm, tiếng Hy Bá gọi là Ha-ma-ghê-đôn.   Và cuộc chiến được công bố từ nơi ngai Ngài rằng: “Xong rồi!” Liền có những chớp nhoáng, tiếng động, tiếng sấm và động đất lớn như chưa từng có động đất lớn như vậy từ khi loài người sống trên mặt đất. Thành phố lớn bị nứt ra làm ba phần, còn các thành phố của các dân tộc ngoại quốc đều sụp đổ. Đức Chúa Trời nhớ lại Ba-by-lôn lớn và cho nó uống chén rượu thịnh nộ mãnh liệt của Ngài. Các hải đảo đều trốn đi hết, các ngọn núi không còn nữa. Mưa đá lớn, hạt nặng cả trăm cân từ trời trút xuống loài người. Người ta xúc phạm đến Đức Chúa Trời vì tai họa mưa đá; đó là một tai họa lớn khủng khiếp.

VIII. CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN VÀ HỘI THÁNH CHÚA THẾ NÀO?
Sự Tái lâm của Chúa Giê-xu được nhắc  đến 318 lần trong 260 chương Tân Ước, từ Mathiơ cho đến Khải  huyền, và cứ 25 câu trong Tân Ước thì có một câu nói đến sự Tái lâm của Chúa Giê-xu.   Phần lớn các lời tiên tri trong Cựu Ước về  Đấng Messiah đều liên hệ đến sự Tái lâm của Đức Chúa Giê-xu.  Lời dạy này cũng áp dụng cho đời Cựu Ước, như Ê-sai 40:1,9,10 ghi chép rằng: “Đức Chúa Trời của các ngươi phán: Hãy yên ủi, hãy yên ủi dân Ta. Ai rao Tin lành cho Si-ôn, hãy lên trên núi cao!  Ai rao Tin lành cho Giê-su-sa-lem, hãy ra sức cất tiếng lên! Hãy cất tiếng lên, đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giu-đa rằng: Đức Chúa Trời của các ngươi đây!  Này, Chúa Giê-hô-va sẽ lấy quyền năng mà đến; Ngài dùng cánh tay mình mà cai trị. Này, sự ban thưởng ở nơi Ngài, sự báo trả Ngài ở trước mặt Ngài” (His reward iswith Him, and His work before Him).
1/. Khiến Cho Hội Thánh Chúa Tỉnh Thức.

1.1 Sự Tái lâm của Đức Chúa Giê-xu là Sự thật sẽ xảy ra.

-Giăng 14:3  “Khi Ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, Ta sẽ trở lại                                                                      đem các ngươi đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó”. 

-Hêbơrơ 9:28  “Cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.”   

-Philíp 3:20-21  “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trôngđợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngài sẽ biến hoá thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật” (to subdue all things to Himself=để bắt muôn vật phục tùng Ngài)..” 

-Philíp 3:20-21  “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngài sẽ biến hoá thân thể hèn mạtchúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật” (to subdue all things to Himself=để bắt muôn vật phục tùng Ngài).. 

-I Têsalônica 4:16,17   “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính Chúa trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trongĐấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, sẽ cùng nhau được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa. Như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”. 

-Công vụ 3:19-21 “Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xoá đi, hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Đấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Giê-xu, mà trời phải rước về cho đến kỳ muôn vật đổi mới, là kỳ mà Đức ChúaTrời thuở xưa đã phán trước bởi miệng các thánh tiên tri.”

-Điểm Xác nhận:  Đức Chúa Giê-xu chắc chắn sẽ tái lâm. 

Ghi chú:  Những câu này trong Kinh Thánh gần như ‘đồng nghiã' với nhau:‘Ta sẽ trở lại' (Giăng 14:3), so với ‘chính mình Chúa trên trời giáng xuống' (I Têsalônica 4:16). 
-(a)  ‘Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với Ta'(Giăng 14:3), so với ‘được cất lên với những người ấy tại nơi không trung mà gặp Chuá' (I Têsalônica 4:17); Chúng ta có thể nói rằng sứ đồ Phao-lô được Đức Thánh Linh linh ứng nên đã‘giải thích' trong thư Têsalônica 4:16,16 các lời chính Chúa Giê-xu phán trong Giăng 14:3. 
-(b) I Têsalônica 16,17, 18  “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa trên trời giáng xuống; bấygiờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung, mà gặp Chúa; như vậy chúng ta sẽ ở cùng  Chúa luôn luôn.  Thế thì anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau”.
-(c) Tít 2:13  “Đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xuChrist”.
-(d) 2 Phierơ 3:11,12  Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các tầng trời sẽ bị đốt mà tiêu tan, các thể chất bị thiêu mà tan chảy đi!”

Căn cứ trên các câu Kinh thánh trên đây, chúng ta có thể quả quyết rằng: Sự Tái lâm của Đức Chúa Giê-xu, là niềm hi vọng vĩ đại nhất của người tin Chúa và Hội thánh, vẫn còn ở trong tương lai. Tức là, Đức Chúa Giê-xu chưa trở lại thế gian lần thứ nhì,  nhưng chúng ta tin rằng, ngày Tái lâm của Chúa sẽ xảy ra trong một ngày rất gần đây.

2/. Khiến cho Hội thánh Chúa tỉnh thức về sự cầu nguyện với  Chúa. Sự Tái lâm của Đức Chúa Giê-xu và các biến cố liên hệ là ‘hi vọng đầy phước hạnh' và là sự tha thiết trông mong của người tin Chúa thật. Ghi chú:  Lời cầu nguyện cuối cùng được ghi chép trong Kinh thánh là: ‘Amen, Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin hãy đến!'  (Khải huyền 22:20b).
-Lu-ca 21:34-36  Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say  sưa và sự lo lắng đời này làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng và e giờ ấy  đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa; vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp trên mặt đất cũng vậy. Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra và đứng trước mặt Con Người
-Lu-ca 12:35-37  “Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc chủ đến gõ cửa thì liền mở.  Phước cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình và đến hầu việc họ.

3/. Khiến cho Hội thánh Chúa tỉnh thức về sự trung tín với Chúa.   2 Phierơ 3:3,4  “Trước hết phải biết rằng, trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu cợt, ở theo tình dục riêng của mình, đến mà nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu?  Vì từ khi tổ phụ chúng ta qua đời rồi, muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bắt đầu sáng thế”.   Chân lý Chúa Tái lâm là Chân lý bị những người vô tín sống theo dục vọng tội lỗi đem ra chỉ trích, chế giễu nhiều nhất.
-Mathiơ 24:44-46   “Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con Người sẽđến trong giờ các ngươi không ngờ. Ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà người chủ đặt cai trị đầy tớ mình đặng cho đồ ăn đúng giờ? Phước cho đầytớ đó, khi chủ đến thấy làm như vậy.”
-I Giăng 2:28  Vậy bây giờ, hỡi các con cái bé mọn ta, hãy ở trong Ngài, hầu chonếu Ngài hiện đến, chúng ta cũng đầy sự vững lòng, không bị hổ thẹn và quăng xa khỏi Ngài trong kỳ Ngài ngự đến.
           
Kinh thánh dùng sự kiện Chúa Giê-xu chắc chắn sẽ tái lâm để kêu gọi chúng ta phải tỉnh thức (đề cao cảnh giác), phải trung tín, khôn ngoan, siêng năng, giản dị, tiết độ, cầu nguyện và giữ mình ở trong Chúa Giê-xu
           




IX.  CUỘC CHIẾN HA-MA-GHÊ-ĐÔN VÀ  CHÚA GIÊ-XU.(Khải 19:6-20:10)

1/. Người cỡi Bạch mã nơi nào?  Tôi thấy bầu trời mở ra và kìa, một con ngựa trắng xuất hiện. Đấng cưỡi ngựa tên là Đấng Thành Tín và Chân Thật. Ngài phán xét và chiến đấu cách công minh.(Khải 19:11).

1.1 Cuối cùng chúng ta đến với biến cố mà phần còn lại của sách nầy đang hướng tới, là sự hiện đến trần gian đầy vinh hiển trên không trung của Đấng Christ để tiêu diệt mọi kẻ thù Ngài.

1.2  Ngài đang cỡi con ngựa bạch cách hiển nhiên để chinh phục mọi kẻ thù

2/. Người cỡi Bạch mã tên gì?

2.1 Đấng cưỡi ngựa tên là Đấng Thành Tín và Chân Thật.(Khải 19:11).  Ngài trung tín với mọi lời hứa của Ngài và sự chân thật trong bản tánh Ngài. Ngài lấy lẽ công chính mà xét đoán và chiến đấu.  Ngài cai trị trên vương quốc, nơi đó có những con người sẵn sàng sống dưới quyền cai trị của sự công chính.  Do đó Ngài phải dẹp bỏ hết mọi điều nào đã phạm đến sự công chính.

2.2 (Khải 19:16) Trên áo và trên đùi Ngài có ghi danh hiệu: VUA CỦA CÁC VUA và CHÚA CỦA CÁC CHÚA.  Chúa Jesus Christ là vị Vua tối cao; mọi vua khác phải qui phục quyền tể trị của Ngài.

3/. Hình ảnh Người cỡi Bạch mã là như thế nào?(Khải 19:12-16).  

3.1 Mắt Ngài như ngọn lửa hừng, gợi lên quyền năng Ngài xuyên thấu trong sự xét đoán của Ngài.  Ngài có thể phát hiện mọi sự phản loạn và sự vô tín của thế gian.

3.2 Trên đầu Ngài đội nhiều mão triều thiên.  Những người khác có thể đội mão triều thiên chiến thắng, nhưng Kinh thánh chỉ nói cho chúng ta biết chỉ một Đấng oai nghi cả thế là Chúa Jesus đội mão triều thiên nhà Vua.

3.3 Ngài có một danh hiệu ghi trên mình ngoài Ngài ra không ai biết được. Có nhiều lẽ mầu nhiệm liên quan đến Đấng Christ, mà ngoài Ngài ra không ai có thể biết được đến thân vị của Đấng Christ và không một tạo vật nào có thể hiểu nổi.

3.4 Ngài mặc áo nhúng trong huyết và được xưng danh là Lời Đức Chúa Trời.  không phải huyết đã tuôn đổ trên thập tự giá khi xưa, nhưng là huyết của những kẻ thù bị Ngài giày đạp trong thùng ép nho của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời.  Ngài được xưng bởi danh là lời Đức Chùa Trời. ” Trước khi sáng tạo vũ trụCtd: Ngay từ ban đầu  đã có Ngôi Lời-Ngôi Lời ‘Logos’ chỉ về lời nói lẫn ý tưởng nhưng cũng chỉ về nguyên lý tác động trong vũ trụ SaSt 1:1  Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ngay từ ban đầu Ngài đã ở cùng Đức Chúa Trời”(Gia 1:1-2).  Một lời là phương tiện để diển tả ý tưởng.  Trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã diển tả chính Ngài cách đầy trọn cho loài người. ” Đến những ngày cuối cùng này, Đức Chúa Trời lại phán dạy chúng ta bởi Đức Con mà Ngài đã lập lên kế thừa vạn vật; cũng qua Con ấy, Ngài đã sáng tạo vũ trụ. Con là phản ảnh của vinh quang Ngài, là dấu ấn của bản thể Ngài. Dùng lời quyền năng mình, Ngài duy trì vạn vật. Sau khi hoàn thành cuộc thanh tẩy tội lỗi, Con ngồi bên phải Đấng Tôn Nghiêm trên các tầng trời”(Heb 1:1-3).

3.5 Các quân đội trên trời đều theo Ngài, cưỡi ngựa trắng và mặc áo bằng vải gai mịn trắng trong sạch.  Các đạo binh nầy là sự hiệp nhất của các thanh đồ, nhưng họ không bị bắt phải chiến đấu.  Chính Chúa Jesus sẽ đánh bại kẻ thù mà không cần sự trợ giúp nào.

3.6 Từ miệng Ngài thò ra một lưỡi gươm sắc bén mà Ngài dùng để đánh phạt các dân.

-Trời đất, vũ trụ sẽ thay dời đổi dạng nhưng sự thành tín của Chúa trong lời của Ngài thì đời đời (Mat 24:35 ; Mac 13:31; Lu 21:33; IPhi 1:25). 

-Các thánh đồ cũng cậy vào lời của Ngài để chiến thắng mọi sự trong thế gian và đứng vững vàng hơn trong đức tin. “Trong lời nói chân thật, trong năng lực của Đức Chúa Trời; chúng tôi dùng vũ khí công chính trong lúc tiến công lẫn phòng thủ”(IICo 6:7). 

-Và, mọi thánh đồ của Ngài cũng được trang bị khí giới bằng lời của Ngài(Eph 6:17) “đội mão cứu rỗi, cầm gươm Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời”. “lời của Đức Chúa Trời là lời sống và đầy năng lực, sắc bén hơn mọi gươm hai lưỡi, xuyên thấu, đến nỗi phân chia hồn với linh, khớp với tủy, xét đoán các tư tưởng, và ý định trong lòng người”(He 4:12 ).

-Sau cùng. (He 11:3)  Bởi đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ được hình thành bởi Lời Đức Chúa Trời; do đó những vật hữu hình ra từ những sự vô hình. Vậy, lời Ngài là năng lực, sức sống và cũng là loại khí giới mà Ngài dùng để tiêu diệt Sa-tan, sửa phạt loài người khi họ bất tuân.

3.7 Ngài sẽ cai trị họ bằng cây gậy sắt. Ngài đạp nho trong máy ép nho chứa rượu thịnh nộ mãnh liệt của Đức Chúa Trời Toàn Năng.   Ngài có thẩm quyền tuyệt đối để xét xử, cai trị, hủy diệt kẻ chống nghịch và “Còn những kẻ hèn nhát, vô tín, đáng ghê tởm, giết người, gian dâm, phù thủy, thờ thần tượng và tất cả những người giả dối thì số phận chúng nó ở trong hồ lửa cháy phừng với diêm sinh; đó là sự chết thứ hai.”(Khải 21:8)

4/. Ngài chiến trận với con thú dữ như thế nào?

-(Khải 19:17-21).  Tôi thấy một thiên sứ đứng trong mặt trời lớn tiếng gọi tất cả các loài chim chóc bay giữa bầu trời: “Hãy đến tập họp để dự đại tiệc của Đức Chúa Trời, để ăn thịt các vua, các tướng lĩnh, các người quyền thế, thịt ngựa và kỵ sĩ, cùng thịt của mọi người tự do và nô lệ, lớn và nhỏ.” Tôi thấy con thú, các vua của thế gian và các quân đội họ tập trung để chiến tranh với Đấng cưỡi ngựa và quân đội Ngài. Nhưng con thú bị bắt sống cùng với tiên tri giả là kẻ đã làm các dấu lạ trước mặt nó để lừa gạt những kẻ đã nhận dấu ấn của con thú và những kẻ thờ lạy thần tượng nó. Cả hai đều bị quăng sống xuống hồ lửa diêm sinh cháy phừng. Những người còn lại đều bị giết do lưỡi gươm ra từ miệng của Đấng cưỡi ngựa và tất cả chim chóc đều ăn thịt họ no nê.

-Xachari 14:4, 5 “Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi Ô-li-ve là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phiá đông, và núi Ô-li-ve sẽ bị xé ra chính giữa về phiá đông và phiá tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn, phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam. Các ngươi sẽ trốn trong trũng núi, vì trũng núi sẽ chạy dài đến Át-san, và các ngươi sẽ đi trốn như là trốn khỏi cơn động đất đang ngày Ô-xia, vua Giu-đa. Bấy giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta sẽ đến, hết thảy các thánh sẽ ở cùng ngươi.”

Là sự tiêu diệt kẻ thù của Đức Chúa Trời cách triệt để và mọi dân, mọi tầng lớp trong thế giới sẽ chứng kiến trước các kẻ thù gục ngã trước lới sắc bén cùa Chúa.  Với những nổ lực tuyệt vọng để năng Chúa Jesus nắm quyền tể trị(Thi 2) con thú kết hiệp thành một liên quân thế gian với sự hợp tác của các lực lượng chống đối Chúa đặng tranh chiến với Chúa và chống lại đạo binh của Ngài.  Nhưng chỉ là một nổ lực vô ích.  Cả con thú lẫn các tiên tri giả đều bị bắt, cả hai đều bị quăng xuống hồ có lửa và diêm sanh cháy không hề tàn.  Số người nổi loạn tiếp tục sẽ bị giết bởi gươm(Eph 6:17; 2Tes 2:8; Heb 4:12; Khải 1:16, 2:12,16) của Chúa, xác họ chỉ có thể để cung cấp cho các loài chim.

5/. Kết quả cuộc chiến thế nào?   

-Chúng ta nhận thấy Sa-tan bị không chế hoàn toàn trong cuộc chiến Hamaghedon. Để thực hiện việc nầy,  “Tôi lại thấy một thiên sứ từ trời xuống, mang chìa khóa vực thẳm và tay cầm một sợi xích lớn. Người bắt con rồng, tức con rắn xưa, là quỷ vương tức Sa-tan, và xích nó lại suốt một ngàn năm. Người quăng nó xuống vực thẳm rồi khóa và niêm phong lại ngõ hầu nó không còn lừa gạt các dân tộc nữa cho đến khi mãn hạn một ngàn năm. Sau đó, nó phải được thả ra một thời gian ngắn.”(Khải 20:1-3). 

-Thực ra, Chúa Jesus đã bày tỏ uy quyền và sức toàn năng của Ngài(Mat 12:29) Ngài đã trói buộc Sa-tan thêm một lần nữa rõ ràng hơn cho chúng ta, nhưng lần nầy có một thời gian cho phép nó lại được thả ra vào tiếp tục giao chiến bằng cách “và đi lừa gạt các dân tộc bốn phương trên đất, dân Gót và Ma-gót, rồi tập trung chúng để chiến tranh, đông như cát biển.” điều mà nó vẫn thường làm xưa nay”dỗ dành-lừa dối”.

5.1 Kết quả sự đắc thắng thuộc về Chúa Jesus Christ hoàn toàn.

-Chiên Con của Đức Chúa Trời được sứ đồ Giăng đề cập 28 lần trong sách Khải-huyền.  Ngài là Chiên Con chiến thắng sự chết và Ma-qủi, nên nhận được sừng quyền năng và các con mắt của linh(Khải 5:6). 

-Hơn nữa Chiên Con còn có thẩm quyền tháo các ân và xúc tiến các chương trình.  Chiên Con còn dẫn những kẻ đã ghi tên vào danh sách sự sống đến sự cứu rỗi hoàn toàn(Khải 7:9,17; 13:8; 14:1; 21:27). 

-Chiên Con cũng chinh phục quyền lực Sa-tan(Khải 17:14). 

-Chiên Con được tôn ngự trên ngai với Đức Chúa Trời.  Ngài là Chúa của các ,Vua của các vua(Khải 17:14, 19:16). 

-Ngài đáng được thờ phượng, ca ngợi và trị vì đời đới mãi mãi(Khải 22:1,3; 11:15).  Vì, Đức Chúa Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hang với Thiên Chúa,  nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.  Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.  Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.  Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Chúa Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “Đức Chúa Giê-su là Chúa”.(Phi-lip 2:6-11).

5.2 Kết cuộc của Sa-tan và đồng bọn:

-Những kẻ theo Sa-tan và tội lỗi lâu nay đã kêu cầu đá, núi, đồi, che họ khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời(Khải 6:16; 14:10).

-” Còn quỷ vương là kẻ đã lừa gạt chúng thì bị quăng xuống hồ lửa diêm sinh cháy phừng, là nơi con thú và tiên tri giả đã bị ném xuống từ trước. Chúng đều bị khổ hình cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.”(Khải 20:10)

LỜI KẾT CHO BÀI HỌC:  (theo tinh thần Khải huyền 22:20-21).

-   Cảm ơn Chúa, sách Khải huyền đã được kết lại với một lời đối đáp giao hòa giữa Trời và người. Chúng ta nghe lời khẳng định của Chúa và cũng được nghe sự khẳng định của con người - một người đã kinh nghiệm ơn phước lạ lùng của Chúa, dám lấy sự sống của mình làm chứng đến chết như sứ đồ Giăng.
-    22:20a, lần thứ ba, Chúa tái xác quyết sự xác nhận của Ngài đối với sách Khải huyền: Đấng làm chứng cho những điều ấy.  Và Chúa cũng công bố niên hạn của sách Khải huyền: Phải, ta đến mau chóng! Sách Khải huyền sẽ kết thúc lúc Chúa Jêsus Christ của chúng ta tái lâm - theo như nội dung của sách đã bày tỏ. Sự tái lâm đó là Mau Chóng!
-  22:20b-21, dù Kinh Thánh không nói lời đáp là của ai, có thể là của cá nhân sứ đồ Giăng, có thể là của toàn thể thánh đồ trên trời dưới đất, có thể là của các con sanh vật, các trưởng lão - hết thảy đều đồng thanh đáp lại: A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, XIN HÃY ĐẾN!

Sự tái lâm của Chúa Giê-xu là biến động mà tất cả các người tin Chúa phải trông mong chờ đợi.  Tình yêu Chúa dành cho người thuộc về Ngài là động cơ chính thúc đẩy Ngài trở lại thế gian lần thứ hai. Chúa yêu chúng ta đến nỗi Chúa chỉ vui thoả khi có chúng ta ở cùng với Ngài.  Hêbơrơ 9:28   “Cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa,
 nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài”.  

Xin Ân điển của Chúa Jêsus Christ ở với mọi người, hầu cho bởi ân điển đó, qua sách Khải huyền có nhiều người tin nhận Chúa Jêsus Christ để họ không bị đoán phạt bởi những tai họa hầu đến và không bị hình phạt đời đời. Cũng qua sách Khải huyền mà hết thảy Cơ-đốc nhân chúng ta sẽ tỉnh thức, trung tín, hết lòng phục vụ Chúa, hầu được sự ban thưởng của Chúa và được đồng trị với Ngài. A-men!
Ms. Lê Qúi Hữu

tinlanhanphuc.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét