GALATI.


THÁNH KINH HỌC - KHẢO CỨU THƯ GALATI.


Ga-la-ti (phần 01).


Hãy nếm thử! 
Sự sắc bén của Kinh thánh là dường nào! Mùi vị và màu sắc của Sự Xưng Công Chính
- Ân Điển của Đức Chúa Trời là tại đây!

 “Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền –
Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo”.



Tổng Quan :   

-SỨ ĐIỆP: Sự Xưng Công Chính và Việc Ban Ân Điển Từ Thiên Chúa Khiến Chúng Ta Tin.   

-ĐỀ MỤC:  Bởi Đức Tin.                  

-CHỦ ĐỀ: Nếu Nhờ Kinh Luật Mà Được Tuyên Xưng Công Chính Thì Chúa Cứu-Thế Chịu Chết (ân–điển) Là Vô Ích.” (Galati 2:21).

-ĐỀ TÀI CẦN NGHIÊN CỨU:     Luật Pháp;  Giao-ước; Đức Tin;  Ân-điển;  (được kể) và Sự Xưng Công Chính.

Sử Dụng Tài Liệu:

-Kinh thánh các bản dịch.(nhiều tác giả)
-Suy gẫm và nghiên cứu theo tài liệu Thánh Kinh Học.(Ms. Lê Qúi Hữu)

GIỚI THIỆU THƯ
        
Thư tín nầy viết gửi cho các tín nhân Cơ-đốc Hội thánh tại Ga-la-ti để đối phó với một giáo thuyết sai lầm đang bùng dậy trong vòng các Hội thánh do sự giảng dạy do một số người có tinh thần sùng bái luật pháp Do-thái giáo.  Sai lầm nầy, gọi là “chủ thuyết Ga-la-ti”. Chủ thuyết nầy dạy rằng: người ta được cứu nhờ Ân-điển (Grace), nhưng sau đó chúng ta được kiềm giữ bởi những việc làm của luật pháp.  Điều nầy khiến cho sự cứu rỗi tuyệt đối của chúng ta tùy thuộc vào những việc làm của chúng ta thay vì nhờ Ân-điển của của sự ban cho từ Thượng-Đế.  Sai lầm nầy xuất  phát từ một số tín đồ thuộc Cứu-thế giáo(một từ ngữ khác Cơ-đốc giáo) gốc Do-thái giáo không thể dứt khoát khỏi sự ràng buộc của luật pháp (cắt bì, các nghi lễ, giữ những ngày lễ, và tục truyền…)và họ cố gắn đem tín đồ(ngoại quốc) người ngoại Cứu-thế giáo vào cùng sự ràng buộc đó.  Họ đã khá thành công đến độ Phao-lô phải viết thư nầy và ông nhấn mạnh trong sự quả quyết rằng” Sự cứu rỗi bởi ân điển qua đức tin – không thêm điều nào khác ”.  

Đề tài có nhiều thắc mắc và được tranh luận nhiều nhất trong các Hội thánh đầu tiên với nhiều tín nhân Cơ-đốc mới cũ là sự khác biệt và cách áp dụng ân điển qua Đấng Christ và luật pháp của Cựu Ước. Đây là một nan đề quan trọng trong các Hội thánh mới với nhiều tín nhân Cơ-đốc mới tin Chúa và những tín nhân Cơ-đốc người Giuđa. Phaolô đã viết thư tín để giải thích cách rõ ràng sự khác biệt và cách áp dụng. Vấn đề này đã được các lãnh đạo hội thánh bàn thảo và quyết định cách chính thức qua hội đồng tại Giêrusalem.

Để chứng minh những sai lầm về sự dạy dỗ phải vâng giữ luật pháp mới được cứu, và kêu gọi Cơ Đốc nhân hãy trung tín với lời đã dạy của Đấng Christ, nhờ đó họ được ban cho sự tự do trong ân điển.   Tất cả các tín nhân Cơ-đốc phải thận trọng nhớ chính trong cuộc đời mình rằng chúng ta:”Chúng ta không chỉ được cứu nhờ ân điển mà chúng ta được kiềm giữ cũng bởi ân điển”(tất cả chỉ bởi việc của Thượng-đế làm ban cho).

THƯ GA-LA-TI. Gồm 6 chương. 

Những sách trong Kinh thánh có nhiều chỗ do người biên dịch sử dụng một số ngôn từ theo Hán văn và từ địa phương làm cho khó hiểu, nhất là quá xa xưa với thời đại chúng ta đang sống.  Sự khác biệt quá lớn về văn hóa, về ý tưởng , về ngôn ngữ, bối cảnh sống con người…Cho nên, dễ lắm dẫn đến việc người đọc hiểu sai và việc này thật nguy hiểm bởi hiểu sai.

Sách Galati, chủ yếu nói về “ sống với luật pháp”, một lối sống đạo như chiếc áo che bên ngoài còn bên trong đầy dẫy sự xấu xa, không hiệp với ý muốn Đức Chúa Trời.  Một sự giả hình trong Hội thánh chứ không phải sự dối trá bên ngoài xã hội.  Một lối sống hoàn toàn mang ý riêng của mình và theo người khác.  Nhìn chung Hội thánh hữu hình hay có  khuynh hướng làm theo luật pháp khá phổ biến hơn là những gì Chúa phán dạy.  Họ còn cho rằng như vậy mới thật sự thiêng liêng.  Nhưng Kinh thánh bày tỏ cho biết việc vào sống cuộc sống đời đời không phải bởi việc làm.  Nếu bởi việc làm thì Chúa Jesus Christ không cần chết trên thập tự và không cần phải sống lại từ kẻ chết.

Cho nên, chính vì những trăn trở đó mà chúng tôi hình thành bài học Khảo Cứu nầy với sự bày tỏ rằng:” Sự xưng công chính bởi đức tin.  Hưởng sự sống đời đởi cũng bởi đức tin, tin nơi Chúa Jesus Christ.”Tất cả đều đến bởi Đức Chúa Trởi ban cho Cơ-đốc nhân (Eph 2:8-10).

GALATI Chương 1.  

Paul, tác giả 14 trong số 24 sách Tân-ước (kể cả thư Heboro), mở đầu chương 1 bằng một lời chào mừng, rồi tiếp lời với những lý do của lá thư và kết thúc bằng sự biện minh chức vụ sứ đồ của chính ông.  Chức vụ nầy đã bị người Giuda(Jews) chất vấn từ khi phao-lô thường xuyên giảng dạy cho người ngoại và thật hăng hái khi dạy về ân-điển của Thượng-Đế không bởi việc làm do luật pháp.  Những người Cơ-đốc giáo luật pháp thấy điều nầy khó chấp nhận bởi họ muốn pha trộn luật pháp vào Ân-điển.


GALATI 1:1-5  (Phần 01)                         

MÀU SẮC CỦA PHÚC ÂM THẬT. (GAL 1:1-10)

Mục Lục.

I/ CHỨC VỤ.

1.Không Bởi Loài Người.
2.Đến Từ Đức Chúa Trời.
3.Nhận Bởi Tin Nơi Đức Chúa Trời.

II/ CÁC HỘI THÁNH TẠI GALATI.

1.Thiên Chức.

1.1 Chức vụ.
1.2 Sứ điệp.
1.3 Động cơ.

2.Biết Liên Kết Với Nhau.

3.Những Đặc Điểm Cần Chú Ý.

III/ LỜI CHÚC PHƯỚC.

1.Chúc Phước Cho Hội Thánh.

1.1 Ân điển.
1.2 Bình an

2. Chúc Cho Đức Chúa Trời.

2.1 Đấng đáng được chúc tụng.
2.2 Đấng đáng nhận mọi vinh hiển.

IV/ BỘI ĐẠO.

1. Sự Bội Đạo.

1.1 Thảm họa cho nhân loại
1.2 Thảm họa cho Hội thánh.
1.3 Hậu quả.

2/ Màu Sắc Phúc-âm  Của Đấng Christ.

2.1 Ân điển là quà tặng.
2.2 Ân điển là nển tảng sự sống.
2.3 Ân điển giúp Cơ-đốc nhân.

3/ Sự Cương Quyết Của Cơ-đốc Nhân.

3.1 Không pha trộn ân diển với việc làm.
3.2 Sự xuyên tạc.
3.3 Vì yêu thương.

4/ Hậu Qủa Của Kẻ Bội Đạo

4.1 Bị lời nguyền đời đời.
4.2 Lời cảnh báo.



            MÀU SẮC CỦA PHÚC ÂM THẬT.

Xứ Galati đang có nhiều rắc rối xảy ra, nhất là tại cộng đồng các tín nhân Cơ-đốc giáo thật là phiền toái khi có mấy kẻ làm rối trí xen vào Hội thánh, dùng lời Đức Chúa Trời mà làm cho lệch lạc ý muốn của Thiên Chúa.  Vì, Sự xưng Công Chính và Ân-điển là việc làm của Đấng Christ phó mình vì tội lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy, y theo ý muốn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta.  Khi những con người ác xâm nhập vào các lãnh địa của cộng đồng người theo Phúc-âm thật thì họ tấn công vào những mục tiêu lúc nào cũng là giới lãnh đạo trước nhất, nhưng khi bại trận là giới tín hữu của Hội thánh bị bại trận nhiều hơn.  Hội thánh tại miền Galati cũng vậy kẻ làm rối đang chĩa mũi dùi ngay vào Phao-lô:  về chức vụ, về công việc…Vì bảo vệ Phúc-âm thật và vì vinh hiển Chúa nên Phao-lô xác nhận chức vụ sứ đồ của ông.  Phao-lô nhấn mạnh sự kiện ông đã được Thiên Chúa kêu gọi trực tiếp và sai đi (Congv 9:1-18; 13:1-3; 1Cor 9:1).  Khi nói đến chức vụ nầy Phao-lô muốn ám chỉ tới một số vị đã mang danh hiệu nầy, dĩ nhiên họ được Giáo-hội và Thiên Chúa sai đi.  Nhưng trong thực tế là người phàm tuyển chọn.  Ngoài ra ân-điển và sự bình an cũng đến từ Thiên Chúa, mục đích: Để cứu chúng ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện tại, Chúa Giê-su đã tự hiến thân vì mọi tội lỗi chúng ta, và theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta. 

Đây là phần dẫn nhập của khúc nhạc dạo đầu mang màu sắc của Phúc-âm thật từ Thiên Chúa không phải bởi loài người, của toàn bức thư Galati.  Vì vậy, chúng ta cũng hãy ước ao với lòng tin rằng: chức vụ hiện nay của mình không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Chúa Giê-su và Thiên Chúa là Cha, Đấng đã cho Người từ cõi chết trỗi dậy.  Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn thuở muôn đời. Amen!

I/- Chức Sứ Đồ (1:1). 

Đức Chúa Trời kêu gọi một số người đặc biệt để giao phó những nhiệm vụ đặc biệt, sứ đồ là một nhiệm vụ đặc biệt, có nghĩa là ngưới đó được chính Chúa sai đi chứ không phải con người sai khiến(Mac 3:13-19).  Hay nói cách khác chức vụ được sai đi là bởi thánh ý chứ không bởi phàm ý, trước khi Chúa về Trời, Ngài cho biết nhiệm vụ sai đi đã ban bố:” nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Linh khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.”.  Cho nên có hai cụm từ để chúng ta suy gẫm: -“Không bởi loài người”; -“Bởi Đức Chúa Trời.”

1/. Chức vụ, không bởi loài người

Điều đầu tiên, Kinh thánh Galati giải bày và quả quyết chức vụ của Phao-lô (Cơ-đốc nhân đang hành việc) là sự kêu gọi chắc chắn từ Thiên Chúa chủ xướng, không xuất phát từ con người.  Phao-lô không bởi Đức Chúa Trời truyền đạt chức vụ thông qua một con người.  Việc nầy, chúng ta cần chú ý: chức vụ chúng ta ngày nay theo thế thường là thích được con người cộng nhận qua nghi lễ: thụ phong, tấn phong hoặc sắc phong…Dẫu vậy, cũng có những trường hợp “tự phong.”cho hợp lý trong  một vài công việc cần phải “dán mạc” vào???  Nhưng ở đây, Phao-lô không chỉ trích về việc như trên, ông muốn cho các chức sắc Tin Lành thấy tất cả các chức vụ ngày nay, họ cần biết được tầm quan trọng và giá trị, khi chức vụ của mình có nguồn gốc từ nơi cao trọng mà Thiên Chúa đã dành sẳn cho từng người, từng vị trí và ban ân tứ khác nhau để phục vụ dưới thái độ “ tôi đến từ Thiên Chúa”mà phục vụ theo như Thiên Chúa đã từng hầu việc người ta như: 
-_28"Mat 20:28:, Mác 10:45;”Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.”
_75"Lu 1:75:”Lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ hãi gì hết.” 
- 26"Lu 22:26:”Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc.”
- 19"Congv 20:19:“Tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi.”

Thư Galati trong câu nầy cũng nói lên một lẽ thật-chân lý quan trọng cho mọi tín hữu rằng: Sự sống lại của Chúa Giê-su hoàn toàn làm thỏa mãn với công tác của Đấng Christ để cứu chúng ta.  Nhưng vẫn còn không ít Cơ-đốc nhân cố gắn cải thiện công tác này của Đấng Christ bằng cách bổ sung thêm vào nhiều nỗ lực cá nhân con người để giữ luật pháp.

2/. Chức vụ đến bởi Đức Chúa Trời.  Vậy, anh chị em đang ở trong chức vụ thì hãy nhớ rằng:”Việc nầy đến bởi ý muốn Đức Chúa Trời.”  Đây là đức tin , tin vào sự tể trị của Ngài ban những gì thuộc vể Ngài đến trong đời sống mình.  Tôi bị đóng đinh vào thập tự giá với Chúa Cứu Thế. Nay tôi sống, không còn là tôi nữa nhưng Chúa Cứu Thế sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống trong thân xác, tức là sống trong đức tin nơi Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và hiến chính mình Ngài vì tôi. Tôi không làm cho ân sủng của Đức Chúa Trời thành vô hiệu; vì nếu nhờ Kinh Luật mà được tuyên xưng công chính thì Chúa Cứu Thế chịu chết là vô ích.(Galati 2:20-21)

3/. Chức vụ nhận bởi tin Đức Chúa Trời.  Nhờ Chúa Jesus Christ, mà chúng ta dám tin tưởng vào sự ban cho đến từ Thiên Chúa và về chúng ta thì đã nhận lấy rồi như vậy.  Không phải vì tự chính mính có được, nhưng khả năng của chúng ta là do ơn Thiên Chúa,  Đấng ban cho chúng ta khả năng phục vụ Giao Ước Mới(2Cor 3:4-6). 

-Vậy, mục đích Ngài giao chức vụ cho chúng ta là để chúng ta phục vụ “giao-ước mới”.  Trong giao-ước mới có hai phần rất rõ:  (1).  Chúa vì chúng ta mà thân thể Ngài tan vỡ, huyết Ngài đổ ra.  (2). Còn chúng ta:  Hãy làm điều ấy để nhớ(chức vụ) Ngài và rao truyền(chức vụ) sự chết của Ngài cho đến khi Ngài trở lại(Mat 26:17-25; 22"MacHYPERLINK "bib:Mac_14_22" 14:22-26; 14"LuHYPERLINK "bib:Lu_22_14" 22:14-20; 23"ICoHYPERLINK "bib:ICo_11_23" 11:23-25).  Qua lời phán dạy như vậy cho thấy chúng ta đang có một chức vụ, là  phục vụ cho một sứ mạng thuộc về giao-ước mới.  Việc phục vụ nầy không đến bởi loài người mà chính Chúa Jesus đã công bố.

-Roma11:36: Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển thuộc về Ngài đời đời vô cùng! A-men.   Điều nầy liên quan đến “ý Cha được nên, ở đất như ở trời”.  tất cả mọi công việc được Thiên Chúa rải ra cho từng thành viên thuộc các “chức viên -Nước Trời”.  Khi một chức viên nào không thuộc về Ngài thì hậu quả:  -Sẽ bị chặt đi ; còn chức viên nào sinh hoa-trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thân.  Chúa Jesus là cây nho, anh em là cành.  Ai ở lại trong(ý) Ngài và (ý muốn)Ngài ở lại trong người ấy, thì (bởi Ngài)người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không bởi Ngài, anh em chẳng làm gì được. -Ai không làm theo ý (bởi Ngài)muốnNgài, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.

-Nếu chức viên Cơ-đốc nào ở trong ý Cha và lời Thiên Chúa ở lại trong ý anh em chức sắc đó, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.   Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Trong chức vụ giảng Phúc-âm đã có kết quả , thì ấy là chức sắc của anh chị em được Ngài sắc phong và ban tặng.(Giăng 15:2-8).  Một chức sắc Cơ-đốc giáo có một giá trị cao quí vô cùng: 26"Gi 12:26 “ Nếu ai hầu việc ta, thì phải theo ta, và ta ở đâu, thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người.”  Chức vụ có nguồn gốc không do lòai người bổ nhiệm hay chuẩn y, mà do Thánh ý.

Cơ-đốc nhân khi xác quyết chức vụ mình đang có đến từ một mình Đức Chúa Trời và chịu trách nhiệm với chỉ một Đức Chúa Trời, thì sự tự do ra giảng sứ điệp Phúc-âm của Đức Chúa Trời không sợ hãi con người.  Chúng ta thấy, Phao-lô độc lập với mười hai vị sứ đồ kia và mọi người khác, cả về mặt sứ điệp và về mặt chức vụ.  Phao-lô được kêu gọi bởi Đấng Christ đã sống lại, mười hai sứ đồ được kêu gọi khi Chúa Giê-su trong chức vụ tại thế.  Cho nên , sứ điệp của Phao-lô khi rao giảng được hình thành bởi Chúa phục sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét