NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Cập nhật 17/03/2012
Tổng Hợp.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT



Nội Dung:

I.Khái Niệm Khuyết Tật-Tàn Tật.

II. Khi Giao Tiếp Với Người Khuyết Tật
1.Từ ngữ
2.Những gợi ý
3 Thái độ của cộng đồng và sự phân biệt

4. Người khuyết tật khổ chuyện chăn gối

III.Lời Kết.

Những đối tượng trên thường thường rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. ĐỨC CHÚA TRỜI muốn dạy Cơ-đốc nhân gì về điều này như thế nào? 

Tín Hữu Khiếm Thị và Khuyết chân

Những cô Thiếu nữ xinh đẹp nhưng khuyết tật bàn chân và đôi bàn tay

Tín hữu khiếm khuyết đôi chân
Chung quanh cuộc sống của những tín nhân Cứu- thế giáo có rất nhiều người đang khốn cùng bởi những khuyết tật đang vướng víu trong thể xác và tinh thần của họ tạm gọi chung cộng đồng của những người nầy là những người khuyết tật vì vậy mỗi chúng ta cần nên tìm hiểu và tham khảo một vài điều về họ. Là những vấn đề cần biết về người khuyết tật. Để chúng ta lắng lòng khiêm nhường thưa với Thiên Chúa: tạ ơn Thiên Chúa bởi con không rơi vào hoàn cảnh khốn cùng như họ và ngợi khen Ngài vì Ngài dựng nên họ trong cộng đồng chúng con để chúng con có cơ hội tự biết về chính mình như thế nào? Mà cảm thông những người khốn cùng trong cuộc đời khuyết tật, bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa ra cho họ.  Còn chúng ta là người khuyết tật thì hãy an tâm hơn vì chúng ta vẫn mang hình ảnh của Thiên Chúa. Và Ngài đang quan tâm đến chúng ta.  Nếu không bởi ý Ngài thì con chim sẻ sẽ không rơi xuống đất và tóc trên đầu mỗi một con người thì Ngài cũng đã đếm biết hết rồi.

Cơ sở hớt tóc miễn phí cho người khuyết tật

Người đàn ông mất đi đôi chân
I.Khái Niệm Khuyết Tật-Tàn Tật

 

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.
Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Vì vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.

Khuyết tật và tàn tật


Đây là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, hiện nay người ta vẫn dùng song song chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật.

Thông thường từ khuyết tật được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng. Cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là các tên gọi, các nhãn mác cho khái niệm do vậy không cần phải quá câu nệ, cốt yếu là thái độ và hành vi thực tế. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng từ khuyết tật thay cho từ tàn tật. Trong cuộc hội thảo do Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) và Tổ chức Cứu trợ và Phát triển (CRS) thực hiện thì có đến 17 trên tổng số 19 ý kiến cho rằng nên thay cụm từ tàn tật bằng khuyết tật. Ngoài ra bản thân những người có khiếm khuyết cũng muốn mình được gọi bằng cụm từ người khuyết tật hơn.

theo wipipedia.org
(Nguồn: www.cuutrotreemtantat.com.vn/.../khai-niem-khuyet-tat-va-tan-tat.ht...)

Tiếng Việt ta nghe đâu là có hơn 70% từ gốc hán. các từ như tàn tật và khuyết tật thì ai cũng biết là từ gốc hán rồi. Vậy thì như ý kiến bạn Trịnh Công Thanh, ta nên chọn từ nào, tôi nghĩ rằng trứơc khi quyết định sẽ chọn từ nào ta phải hiểu nguồn gốc các từ này là thế nào rồi hãy chọn.

Theo một môn học gọi là từ nguyên học, trong đó để hiểu một khái niệm ta phải truy tìm nguồn gốc cách viết, cách gọi của khái niệm này trước đây và sau đó hãy tìm hiểu đến cách sử dụng của khái niệm vào bối cảnh lịch sử xã hội mà ta muốn xác định khái niệm này. Vậy với vấn đề khuyết tật hay tàn tật, tôi có lò mò đi hỏi một vài vị uyên thâm về Hán học và được tư vấn như sau. Rất mong được các bạn điều chỉnh các thông tin dưới đây.

-Tật: là hậu quả hay di chứng để lại của một bệnh.

-Khuyết được viết bằng chữ \"quyết\" và có bỏ bớt vài nét chi đó bên cái gốc \"băng\" trong từ này. Lối tạo từ ngữ kiểu này hình như trong Hán tự gọi là lối hội ý thì phải. Tôi không nhớ lắm vì có lần được biết là Hán Tự có 6 lối thành lập. Nếu các bạn hứng thú xin gởi thêm các bài nghiên cứu để hiểu hơn về cách hình thành Hán tự. Trở lại vấn đề chữ khuyết, từ khuyết mượn âm từ quyết và bỏ bớt vài nét. Khuyết theo nguyên ngữ có nghĩa là thiếu mất một phần.

-Tàn: trong tiếng Việt mình có mấy từ gốc Hán đồng âm tàn như suy tàn, tàn phá, tàn bạo, tàn ngược... và tàn tật. Tôi hỏi thì các vị chuyên viên này cho biết tàn của tàn tật viết giống như tàn phá, suy tàn vậy. Nhưng họ cũng nói là suy tàn thì ta dùng chứ Trung quốc họ dùng suy vong. Tàn trong tàn tật gồm 2 chữ qua, có nghĩa là đấu đá nhau và một chữ đại có nghĩa là xấu, phản nghĩa với hảo -tốt. ý nói rằng tàn là hậu quả xấu của những cuộc đấu đá. Tàn có nghĩa suy kiệt, bị thiệt hại. Như vậy chữ tàn của tàn tật viết giống với chữ tàn trong tàn phá, suy tàn và nó khác với chữ tàn trong tàn ác, tàn bạo.

Chính vì cái lẽ này nên khi nói đến tàn tật ta nghĩ đến cái gì đó đang suy kiệt hoặc đang chết dần, luị tắt dần. Có bạn nói đùa rằng trên đời thì mọi vật sau khi sinh ra ắt là đang chết dần đấy.  Khuyết tật thì nghe nó dễ chịu vì nói đến việc chỉ mất mát một phần mà không mang hàm ý đi vào diệt vong như tàn tật. Thế nhưng ngày nay, Trung quốc vẫn còn gọi là tàn tật, tàn phế đấy các bạn. riêng cái việc Trung Quốc vẫn gọi là tàn phế, tàn tật thì chính tôi một kẻ dốt hán văn vô cùng cũng đã từng hỏi thăm mấy bạn Trung Quốc cái từ này rồi. Các bạn này bị tật vận động và họ tự gọi mình là tàn phế không một vấn đề chi cả.

Ngày nay, ta hiểu cái khái niệm tàn tật hay khuyết tật như thế nào? Có lẽ các vấn đề ấy xảy ra từ cái thời 1981 khi tổ chức khuyết tật thế giới ra đời. Theo lời kể thì vào 1981, các chuyên viên về người tàn tật quốc tế gặp nhau tại Canada, chẳng biết bàn bạc tính toán chuyện đại sự gì mà cuối cùng không đạt đến sự nhất trí với nhau. Họ đã chia làm hai phe. Một phe là các chuyên viên về phục hồi chức năng với đa số là người không khuyết tật. Và phía bên kia là nhóm các chuyên viên người khuyết tật. Phe khuyết tật không đồng ý với chiến lược của phe phục hồi chức năng vì một số lý do gì đó nên họ đã thành lập tổ chức người khuyết tật quốc tế DPI. Thông qua sự thành lập này, phong trào khuyết tật thế giới đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Một trong các vấn đề mà người khuyết tật quốc tế quan tâm là xác định khái niệm khuyết tật và chọn một cái mỹ từ xinh tươi nào đó để gọi cho cái khái niệm này. Họ đã đưa ra các khái niệm như sau:

-Impairment: thương tật, đây là một vấn đề thể lý đơn thuần. Ai cũng không hoàn hảo về thể lý nên ai cũng có một miếng thương tật nào đó trên người. Xin lỗi quí vị chứ ngay cả các cô người mẫu xinh đẹp kia chưa chắc gì có đủ 32 cái răng hoặc biết đâu trong nội tạng có những khiếm khuyết gì đó hoặc thần kinh các cô ấy có khi có một vấn đề gì đó. Túm lại một điều là ai cũng có một miếng thương tật cho giới y bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ còn có công ăn việc làm nuôi vợ con.

-Handicap: tàn tật: là người bị cái thương tật kia nên gặp trở ngại khi ra đường hay khi sống với cộng đồng. Ví dụ, mấy bạn tật chân không chơi đá cầu lông gà được, hỏng mắt thì làm sao chụp hình tham gia triển lãm ảnh... Cái khái niệm bắt đầu từ cái việc họ đi vào cộng đồng. ta thử xét một sự kiện thế này.

Một người hỏng mắt đi ngoài đường va vào trụ điện, tại sao người ấy đụng cái trụ điện? Có lẽ có người bảo rằng, tại hỏng mắt nên đụng trụ điện chứ gì mà phải hỏi, bộ hâm hay sao mà hỏi ngớ ngẩn vậy. Ý câu này là vì không nhìn thấy trụ điện nên không tránh được đấy các bạn. Chính cái ý này mới là vấn đề tốn giấy mực. Bạn cho rằng người hỏng mắt không thấy nên không tránh được trụ điện có hoàn toàn đúng hay chưa? Nếu cái trụ điện ấy trồng tại sân trường của họ hay trồng tại sân nhà, trước ngõ chi đó thì tôi ngờ là số lần đụng trụ điện của người hỏng mắt ít hơn mấy người mắt tốt đấy các bạn. Vậy thì cái lý do của việc va vào trụ điện không phải vì hỏng mắt, một lý do mang tính thể lý, nhưng vì tại cái môi trường không quen thuộc nên người hỏng mắt không biết có cái trụ điện. giả dụ, tất cả mọi trụ điện bên lề đường đều được xây bao chung quanh 40 phân tính từ chân cột ra một cái nền cao hơn mặt lề chung quanh 2 phân chẳng hạn, thì người hỏng mắt khi chân bước lên cái nền nhô cao này sẽ nhận ra có cái cột điện và kịp thời tránh né. Tương tự, nếu một người đi xe lăn muốn xem hát trong một rạp hát lớn, thì ít nhất phải có lối đi không bậc thang cho xe lăn di chuyển. Vậy thì cái tàn tật là do xã hội gây nên. Xã hội đã được thiết kế phục vụ yêu cầu của người không khuyết tật nên nó gây trở ngại cho những người khuyết tật sử dụng nó. Nghĩa là đầu tiên họ chỉ bị thương tật mất một số chức năng gì đó thôi. \"May sao\" nhờ xã hội thiết kế không phù hợp nên từ chỉ mất một vài chức năng họ biến thành vô dụng và sống nhờ vào xã hội chờ ngày nhắm mắt chào đời. Cái khái niệm sống chờ chết này chính là khái niệm của tàn phế. Suy kiệt dần và bị lọi bỏ. 

-disability khuyết tật: nghĩa là chỉ mất một chức năng gì đó. Lưu ý rằng:

*xét trên cái nhìn bên ngoài thì có hai loại khuyết tật. Một là khuyết tật mà mọi người nhìn thấy cái thương tật như tật vận động, bị đục nhân mắt... Có một loại nữa mọi người không nhìn thấy cái thương tật được như khiếm thính, một số dạng thần kinh phân liệt... 

*Có người chỉ mang một thương tật và có người mang nhiều thương tật. 

*Có những loại thương tật mà khả năng sử dụng và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội không bị ngăn trở nhiều như hỏng một mắt, thiếu răng. Và có những dạng tật gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận hoặc việc sử dụng dịch vụ xã hội như bị liệt do tổn thương cột sống, người bệnh tâm thần nặng và đa số anh chị em hỏng mắt, tật vận động khiếm thính của chúng ta. 

Khuyết tật được hiểu như người mang một loại thương tật gì đó.  Đi sâu vào các khái niệm ta thấy nó rất tương đối nên nếu muốn đưa ra một định nghĩa đầy đủ có khi phải sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau mới định nghĩa được khái niệm khuyết tật. Còn nếu hiểu một cách chung chung là người khuyết tật là người bị yếu đi một chức năng gì đó thì không đúng đâu. Một số dạng tâm thần do hưng phấn quá độ tức là bệnh gây ra bởi thần kinh hoạt động quá mạnh đấy. Tôi nghe đâu nếu một đốt xương sống nào đó bỗng dưng hứng thú phình to hơn mấy đốt khác nên chủ nhân của nó bị gù lưng hoặc các biến dạng cột sống. Hoặc nếu nói nôm na là khuyết tật là bị một cái gì đó không giống mọi người thì chắc là phải đưa các ngôi sao ca nhạc, ngôi sao điện ảnh và ngôi sao người mẫu vào nhóm khuyết tật bởi vì mấy người này không giống ai ở cái chỗ hát hay quá, đóng phim hay quá hay là thân thể cân đối xinh đẹp một cách bất bình thường. Nếu nói vậy không khéo có người lại vội kết luận rằng khuyết tật cũng là một cái gì đó xấu, dỡ hoặc không được ưa chuộng. Nếu đặt cái tiêu chí này vào thì lại xúc phạm nhân phẩm và nhân cách của người khuyết tật. 

Có những định nghĩa rất bác học về khuyết tật, nhưng thôi thà đừng mang cái định nghĩa bác học ấy vào bài này kẻo rủi mà chúng ta đưa cái câu nói bác học vào tai của những người bình dân ít học lại bị mang tiếng là tạo rào cản ngôn ngữ ngăn cách họ. Tôi xin để dành việc đúc kết khái niệm khuyết tật hay tàn tật này vào một dịp khác. Dịp ấy có thể là mời các bạn cùng tham gia viết bài cho bộ tự điển bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng việt về định nghĩa từ khuyết tật hay tàn tật. Tôi đã chui vào đây đọc rồi nhưng đến nay chưa có định nghĩa này. Mong moị người tham gia với wikipedia tiếng Việt.

Xin trở lại với nội dung hôm nay, tôi nghĩ rằng hiểu được cái khái niệm tàn tật hay khuyết tật thì nãy giờ các bạn đã đồng ý phần nào về cách trình bày của tôi rồi. khái niệm này lớn quá nên phải nói tràn giang đại hải thế này mới đủ được. cái việc túm lại thành một câu ngắn gọn dễ nhớ thì xin các bạn tự túm lại tuỳ theo tình huống tuỳ theo đối tượng mà các bạn tuỳ cơ ứng biến. vấn đề chủ chốt của chúng ta là thích dùng từ nào hơn, khuyết tật hay tàn tật.

Nói một cách chính qui hơn, câu hỏi này chính là các bạn muốn trên ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ pháp luật và các hình thức văn chương bác học ta sẽ dùng từ nào để gọi cho cái khái niệm của chúng ta: khuyết tật hay tàn tật. 

Cá nhân tôi nghĩ rằng khuyết tật nghe nhã nhặn hơn, lịch sự và lễ phép hơn. Tàn tật nghe tiêu cực hơn. Do vậy ý riêng của tôi là dùng khuyết tật trong ngôn ngữ bác học.

Cái vấn đề đặt tên cho khái niệm là một chuyện, chuyện lớn hơn là mong rằng mọi người khuyết tật tàn tật chúng ta sống hữu ích và tích cực để tạo một ấn tượng lành mạnh hơn về người khuyết tật trong tâm thức cộng đồng.

Theo rangkhenh83

Chữ Khuyết Tật: nói về bị bệnh tật ở mức độ nhẹ chẳng hạn, bị tật ở một cánh tay v..v.... hay nói chính xác là thiếu môt bộ phận hay một chức năng nào đó trên cơ thể ( ví dụ cho dễ hiểu là nói vầng Trăng khuyết ý nói là vầng Trăng không được tròn cho lắm ) 

Chữ Tàn Tật thì nói về bị bệnh tật ở mức độ nặng chẳng hạn Liệt tứ chi ( tay và chân ) mất khả năng họat động của cơ thể chân tay , hay một người bị mang một chứng bệnh nào đó làm chân tay co rút giống như bệnh Bại Não, bệnh Viêm Cơ hóa cốt ( xương ) các bắp thịt hóa thành xương làm cho chân tay cứng lại ở một vị trí nào đó , bệnh nhiễm chất độc màu da cam chẳng hạn. Tất cả làm cho người bị bệnh hạn chế họat động rất nhiều trong cuộc sống ( đôi khi phải cần sự giúp đỡ của người thứ hai trong sinh họat hằng ngày ) và bệnh thường tăng nhiều theo năm , tháng  đễ lại biến chứng khó lường trước, mỗi lần bệnh tái phát thì làm người bệnh đau nhức tột cùng. Cho nên chữ Tàn ở đây có thễ nghĩ là bệnh tật phát triễn theo thời gian đã tàn phá cơ thể người bệnh đó thành Tật . 

Xin đừng hiểu theo nghĩa tuyệt vọng rồi mặc cảm và tự ái cá nhân nổi lên mỗi khi nghe chữ Tàn Tật. nếu nghĩ nghĩa chữ Tàn là hết, kết thúc một cái gì đó thì không đúng cho lắm trong trường hợp này vì người bệnh vẫn cố sống chiến đấu chịu đựng mọi đau đớn để vượt qua sự tăng trưởng hành hạ của bệnh tật, họ còn ý chí sinh tồn mà
Tàn hay không là tùy theo suy nghĩ của mỗi người, không nên vì chữ Tàn Tật mà cho rằng người bị bệnh tật đã tàn phải tìm hiểu cuộc sống hằng ngày của người bị bệnh tật đó có ý chí, nghị lực vượt khó thì đó là điều chứng minh rồi. Bất cứ người bị bệnh tật nào cũng có ý chí kiên cường mà người thường ít có được. 

Chữ Tàn phế hay Phế nhân là dùng để miệt thị người khác cho nên ít dùng đến trong Văn Chương tiếng Việt để nói về người bị bệnh tật . ( ví dụ một người nghiện xì ke biết điều đó là sai nhưng vẫn dùng ma túy thì gọi người đó là tàn phế hay phế nhân thì không sai chút nào, vì tự mình hủy họai chính bản thân mình ) 

Trong tiếng Mỹ ( American Language) cũng có 2 chữ xác nghĩa nói về người bị bệnh tật 

-Handicapped nghĩa là người tàn tật , người tật nguyền nói chung chung, nói một cách tổng quát , chữ này thường dùng trong lúc nói chuyện và mang ý nghĩa nhẹ nhàng. 

-Disable nghĩa là bất tài , bất lực , ốm yếu tàn tật , làm mất khả năng họat động ( do bệnh tật) . Chữ này dùng trong Văn viết , mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn.

Cho nên suy cho cùng các từ ngữ dùng để nói về người bị bệnh tật ( dù tiếng Việt hay tiếng Mỹ ) điều mang ý nghĩa  giống nhau , chỉ khác nhau tùy theo mức độ mà thôi 

Thật ra ở các nước phương Tây cuộc sống văn minh , dân trí mở mang  và cách nhìn về người bị bệnh tật cởi mở và thân thiện hơn còn ở các nước nghèo chậm phát triễn thì dân trí thấp nên cách nhìn về người bị bệnh tật là một gánh nặng  làm cho tất cả người Khuyết Tật điều mang mặc cảm , tủi thân trong cuộc sống , nghĩ cũng tội và thương rất nhiều tất cả những người bị bệnh tật ở VietNam phải bương chảy trong cuộc sống hằng ngày kiếm tiền và lo cho cái ăn hằng ngày 

Mình có lời khuyên chân thành gửi đến các bạn cùng cảnh ngộ và dù ít , dù nhiều cùng mang một tâm trạng mặc cảm , buồn nhiều hơn vui trong cuộc sống , xin hãy cố gắng gạt bỏ mặc cảm , ưu buồn và hãy sống một cách lạc quan , bằng cách hãy vung đắp bồi dưỡng phần Tâm Linh của mình , tùy theo sự tín ngưỡng Đạo Gíao của bạn , học hỏi và trao dồi Đạo Lý đó , nó sẽ là điểm tựa cho bạn vươn lên và nó cũng giúp cho bạn hiểu lý lẽ cuộc sống , có Đức Tin là chiến thắng được mọi kẻ thù . Bản thân mình đã thực hành hơn chục năm nay thấy cuộc sống ý nghĩa hơn nên hôm nay mình xin chia sẽ đến các bạn và cùng nhau thực hành , chúc các bạn thành công    

Theo hyvong.


Khuyết tật: mất một phần cơ thể, nhưng không có nghĩa là mất tất cả. Người bị khuyết tật vẫn tràn đầy sức sống hoàn toàn có quyền tự hào với nghị lực hơn người.

Tàn tật: mất sạch rồi, chẳng còn gì nữa, không có ý nghĩa gì với cuộc đời.

Do vậy, Ai gọi mình là người tàn tật là họ xem thường mình, hoặc họ nhận thức kém.
Ai tự gọi mình là người tàn tật thì họ tự cho mình không có giá trị. Mà đã vậy thì đúng là người đó không có giá trị thật.

hatim 

(Nguồn: pwd.vn/diendan/baiviet/khai-niem-ve-khuyet-tat-tan-tat-193-1-1.html )


II. Khi Giao Tiếp Với Người Khuyết Tật

Khi bạn cần hoặc mong muốn giao tiếp với người khuyết tật thì trong bạn luôn có một cảm giác e ngại và lo lắng, bạn không biết người khuyết tật nghĩ gì và những lời nói, hành động của mình có ảnh hưởng tiêu cực tới người khuyết tật hay không? Có làm tổn thương người khuyết tật hay không? Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm lý e ngại khi giao tiếp với người khuyết tật.

1.Từ ngữ

Từ ngữ trong văn nói và trong văn viết mang sắc thái hoàn toàn khác nhau, nếu như văn viết chỉ đóng khung trong văn bản thì lời nói còn tùy thuộc và hoàn cảnh, tâm lý và môi trường giao tiếp. Những từ như người mù, người điếc có thể sử dụng trong văn viết như một danh từ chung để chỉ Hội người mù, hoặc chi hội người Điếc nhưng sử dụng trong khi giao tiếp với người khuyết tật thì bạn cần thận trọng, Hơn nưa bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng cụm từ người khuyết tật và người bình thường, như vậy khi nói ngược lại người khuyết tật sẽ là người không bình thường.  Các bạn cũng không nên cắt nghĩa và giải thích từ ngữ và khẳng định là cách gọi nào đúng cách gọi nào sai mà điều quan trọng là mong muốn của người khuyết tật, họ muốn gọi họ như thế nào khi bạn giao tiếp với họ.Chúng ta có thể tham khảo bảng sau cho một số cụm từ thông dụng

Ngôn từ tích cực
Ngôn ngữ tiêu cực
Người khuyết tật trí tuệ, chứng tự kỷ
Chậm phát triển; tâm thần, điên
Người khiếm thị
Người mù, đui
Người khuyết tật
Người tàn tật, tàn phế, tật nguyền
Người khiếm thính, nghe kém
Người điếc, người câm điếc
Người có khuyết tật về thể chất, vận động
Què, cụt, dị dạng

2.Những gợi ý

Bí quyết thành công khi giao tiếp với người khuyết tật cũng giống như đối với người không khuyết tật đó là giao tiếp dựa trên sự tôn trọng, nghiêm túc và lịch sự. Trình bay dưới đây là những gợi ý giúp bạn tự tin và thành công khi giao tiếp với người khuyết tật.

2.1 Những gợi ý chung

- Hãy đối xử với người khuyết tật bằng sự tôn trọng, nghiêm túc và lịch sự
- Hãy lắng nghe
- Nếu bạn đề nghị hỗ trợ thì hãy kiên nhẫn chờ đợi khi đề nghị của bạn được chấp nhận, sau đó lắng nghe hoặc yêu cầu để được hướng dẫn. Không nhấn mạnh hoặc xúc phạm nếu đề nghị của bạn không được chấp nhận
- Đừng ngại đặt câu hỏi khi bạn không chắc chắn.

2.2 Những gợi ý khi giao tiếp với người khiếm thị (người mù)

- Hướng cuộc nói chuyện vào cá nhân người nghe
- Nêu rõ bạn là ai, và nói với tốc độ và ngữ điệu vừa phải (mặc dù người khiếm thị có thể nhớ rất lâu giọng nói của bạn)
- Khi trò chuyện trong một nhóm, hãy nhớ để xác định chính mình và người mà bạn đang nói.
- Không nên chạm vào hoặc vuốt ve một con chó dẫn đường mà không xin phép chủ sở hữu.
- Giới thiệu các cá nhân trong nhóm khi bạn nói chuyện.
- Đừng cố gắng để dẫn đường cho người khiếm thị bằng cách lôi kéo hoặc không đề nghị được giúp đỡ trước đó, trong trường hợp này bạn cho phép người khiếm thị nắm giữ cánh tay của mình và để họ tự đi.
- Hãy mô tả khi đưa ra phương hướng, bằng lời nói cung cấp cho các thông tin cho người khiếm thị một cách trực quan rõ rang. Ví dụ bạn đang đi trên nền nhà trơn trượt, còn bao nhiêu bước nữa là tới bậc cửa, lên bậc, chuẩn bị xuống bậc.
- Nếu bạn định chỉ chỗ ngồi cho một người khiếm thị thì bạn hãy nhẹ nhàng đặt tay của người đó lên lưng ghế để họ có thể xác định được vị trí của chỗ ngồi.
- Khi đi ăn cùng với người khiếm thị cần xác định vị trí các món ăn trên bàn.

2.3 Những gợi ý khi giao tiếp với người khiếm thính

- Hướng sự chú ý của người khiếm thính vào mình khi giao tiếp bằng cách vẫy tay.
- Nhìn trực tiếp vào người khiếm thính, để cho người khiếm thính nhìn thấy mặt của bạn, và nói chậm. Sử dụng câu ngắn, đơn giản. Tránh hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su.
- Nếu người khiếm thính có một người  thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu, nói chuyện trực tiếp với người khiếm thính, không phải là thông dịch viên.
- Nếu bạn điện thoại cá nhân là khó nghe, hãy để điện thoại reo lâu hơn bình thường. Nói rõ ràng chậm.
- Nên sử dụng tin nhắn sms thay cho các cuộc gọi
- Nếu bạn sử dụng một cuộc gọi video thì bạn nên để màn hình điện thoại cách xa khuôn mặt của bạn chừng 50cm để người khiếm thính có thể nhìn được cả cử chỉ điệu bộ của bạn.

2.4 Những gợi ý khi giao tiếp với người khuyết tật vận động

- Nếu có thể, hãy đặt mình vào tầm mắt người sử dụng xe lăn.
- Đừng dựa vào xe lăn hoặc các thiết thiết bị trợ giúp của người khuyết tật các vật dụng khác.
- Đừng ra hiệu cho người khuyết tật sử dụng xe lăn bằng cách vỗ nhẹ vào đầu hoặc vai.
- Đừng cho rằng người khuyết tật sử dụng xe lăn muốn được đẩy xe mà không báo trước hoặc hỏi.
- Hãy đề nghị hỗ trợ nếu người khuyết tật gặp khó khăn ví dụ lên cầu thang hoặc mở một cánh cửa.
- Nếu bạn gọi đến cho một người khuyết tật vận động thì để chuông reo lâu hơn bình thường cho phép thêm thời gian để người khuyết tật có thể tiếp cận với điện thoại.

Theo Dự án Truyền thông, Nghiên cứu và Đào tạo Trung tâm Sống độc lập, Đại học Kansas, Lawrence, KS;
Trịnh Công Thanh (lược dịch).

Nguồn http://www.nguoikhuyettat.org/

3 Thái độ của cộng đồng và sự phân biệt.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  Người khuyết tật.

Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật
Tỉ lệ quan điểm đồng ý
Đáng thương
98% đến 99%
Người khuyết tật là người ỷ lại
18% đến 32%
Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường
40% đến 59,4%
Người khuyết tật bị như vậy là do số phận
56% đến 65%
Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước
14% đến 21%
Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen
17%

Phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật - lý do là người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ):
§  Coi thường người khuyết tật (16%);
§  Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);
§  Coi là vô dụng (20,7%);
§  Thường xuyên lăng mạ (14,2%);
§  Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);
§  Bỏ rơi (7,1%);
§  Không cho ăn (4,3%);
§  Khóa/xích trong nhà (10,2%);
§  Bắt đi ăn xin (1,5%).

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_khuyết_tt


4. Người Khuyết Tật Khổ Chuyện Chăn Gối


Cũng có nhu cầu sinh hoạt tình dục như người lành lặn, song người khuyết tật do bị mất một phần cơ thể nên luôn gặp trở ngại trong hạnh phúc lứa đôi.


Tâm sự với các bác sĩ nam học trong hội thảo khoa học về vấn đề này diễn ra cuối tuần qua tại TP HCM, anh Minh Cường ở quận Tân Phú cho biết, kể từ sau tai nạn giao thông khiến anh phải tháo khớp cả hai chân, chuyện chăn gối trở thành "tháo mồ hôi".
"Vợ tôi có hợp tác nhưng 'thế thần' mất hết. Không có hai chân, tôi không biết bám víu vào đâu. Điều này khiến tôi mất tự tin và dần chán chuyện chăn gối", anh Cường nói.
Mang nỗi khổ mất cả hai tay do tai nạn lao động xảy ra cuối năm 2010, anh Thụy nhà ở quận Bình Thạnh cho biết, chuyện gần gũi vợ đã không còn được như xưa mặc dù nhu cầu vẫn còn.
"Mặc cảm là chủ yếu, bởi không còn tay, sự mạnh mẽ gần như không còn nữa. Tôi thấy mình như vô dụng, như chỉ biết hưởng thụ. Chuyện ấy giữa tôi với vợ vì thế cũng ít dần và không hề thoải mái", anh Thụy nói.
Không chỉ "thưa dần" như trường hợp anh Cường, anh Thụy, Nguyễn Huy nhà ở Hóc Môn cho biết, anh với vợ gần như ly thân từ sau khi anh bị bỏng xăng.
"Tôi vẫn yêu thương vợ, nhưng mỗi lần chúng tôi bên nhau, nhìn thấy những vết co kéo da gần chỗ kín của tôi, vợ tôi khẽ thở dài rồi ôm tôi khóc. Mọi thèm muốn trong tôi cũng tan biến luôn. Dần dần tôi không còn đề nghị gần nhau nữa. Hạnh phúc cũng nhạt dần", anh Huy tâm sự.
Không chỉ người bị tai nạn mất đi một phần thân thể, hạn chế trong quan hệ tình dục, những người di chứng sau cơn ốm, bệnh tim mạch, tiểu đường cũng cảm thấy mình yếu ớt hơn.
"Tôi nói tôi đã hoàn toàn bình phục, vợ tôi lại cứ e dè vì nghĩ rằng tôi đã thông tim sau nhồi máu cơ tim là không thể gắng sức", bệnh nhân 38 tuổi nhà ở Trảng Bàng, Tây Ninh, nói.
Thống kê của Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng tỉnh Tây Ninh, cho thấy đến 40% người bị di chứng tai biến, chấn thương sọ não gặp trở ngại trong quan hệ tình dục. Lý do chủ yếu là vì "đối tác" e ngại vợ hoặc chồng của mình sẽ bị bệnh nặng lên.
Giáo sư Mathew K.Yau, chuyên gia trị liệu người tàn tật, Đại học James Cook, Australia, cho rằng đời sống tình dục cho người tàn tật chỉ có thể được thỏa mãn khi có sự hợp tác từ đối tác. Chính thái độ của vợ hoặc chồng sẽ khiến người còn lại hoặc tự tin hơn, hoặc mặc cảm hơn.
"Sự điều chỉnh về giá trị, thái độ, ước muốn, kỹ thuật và quan trọng nhất là sự hỗ trợ, hiểu biết và hợp tác từ người bên kia luôn giúp người tàn tật hoàn tất tốt 'công việc' của mình", ông Mathew K.Yau nói.
Cũng theo giáo sư Mathew K.Yau, ngoài tầm quan trọng của đối tác, người tàn tật cần được các bác sĩ chú ý hơn đến chuyện đời sống tình dục của họ để từ đó hướng dẫn cách quan hệ điều độ, đúng cách, thay vì cứ chăm chăm cho rằng "yêu" là có hại, không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TP HCM, cho rằng để tránh thiệt thòi với người khuyết tật, việc giáo dục kiến thức cho họ và những người quanh họ, tránh nạn lãnh cảm, kỳ thị xa lánh là hoàn toàn cần thiết.
Định hướng tình dục, sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật, theo các chuyên gia, cần phải được thực hiện ngay tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật một cách cụ thể, từ tư thế hợp lý, đến những biện pháp quan hệ an toàn.
Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường vừa điều trị, đặc biệt người mắc bệnh ở tuổi trung niên vốn chuyện chăn gối đã bắt đầu "xuống dốc", cần được các bác sĩ nam khoa tư vấn cách điều trị và sinh hoạt phù hợp.
Cao Lâm
Nguồn vnexpress.net/gl/doi-song/.../nguoi-khuyet-tat-kho-chuyen-chan-goi/

Kết Lại:

Những đối tượng trên thường thường rơi vào hoàn cảnh khốn cùng.

ĐỨC CHÚA TRỜI dạy gì về điều này như thế nào? 

Chúng ta sẽ làm gì khi ở trong hoàn cảnh mình là người khuyết tật?

Chúng ta sẽ làm gì khi nhìn thấy người khuyết tật đang sống chung quanh ta?

Theo Lời ĐỨC CHÚA TRỜI đã tuyên phán như sau:

Lời hứa:

- “Người nào có mắt nhân từ sẽ được phước, Vì người cho kẻ nghèo bánh của mình.”(Châm ngôn 22:9).

Mệnh lệnh:

-“Hãy học làm điều thiện, Tìm kiếm công bình, Sửa sai kẻ hà hiếp, Binh vực kẻ mồ côi, Biện hộ cho người góa bụa” (Ê-sai 1:17).

-Hãy nói lên, hãy phán đoán công chính; Hãy bênh vực quyền lợi của những người nghèo nàn, thiếu thốn.”(Châm Ngôn 31: 9).

Sự Quan Tâm Ưu Tiên:

-“Thần của CHÚA ở trên Ta vì CHÚA đã xức dầu cho Ta đặng loan báo Tin Mừng cho những kẻ nghèo khổ. Ngài sai Ta đi băng bó những tấm lòng tan vỡ,  Công bố tự do cho những kẻ bị tù đầy, (Cho kẻ mù lòa được sáng mắt ) Loan tin phóng thích cho những người bị xiềng xích; Công bố năm thi ân của CHÚA.  Và ngày báo trả của Đức Chúa Trời chúng ta;  Ngài sai Ta đi an ủi mọi kẻ than khóc” (Lu-ca 4:18-19; tiên tri Ê-sai 61:1-2).

Người tổng hợp

Nhân Tâm


0 nhận xét:

Đăng nhận xét